ÔN TẬP HÌNH HỌC 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thuỷ |
Ngày 12/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HÌNH HỌC 6 thuộc Hình học 6
Nội dung tài liệu:
Cách viết thông thường
Hình vẽ
Kí hiệu
1. Điểm
Điểm M (dùng 1 chữ cái in hoa, không dùng chữ thường)
2. Đường thẳng
- Không giới hạn về hai phía
- Có 3 cách:
+ Dùng một chữ cái thường:
VD: Đường thẳng m
+ Dùng hai chữ cái thường
VD: Đường thẳng ab
+ Dùng hai chữ cái in hoa:
VD: Đường thẳng AB
3. Tia
- Giới hạn tại một phía(điểm gốc)
- Có hai cách:
+ VD: Tia Ax
(Gốc là điểm A, không giới hạn về phía x(chữ thường))
+ VD: Tia AB
Gốc là điểm A(viết trước), không giới hạn về phía điểm B)
4. Đoạn thẳng
- Giới hạn tại hai mút của đoạn thẳng
- VD: Đoạn thẳng AB
(Dùng hai chữ cái in hoa)
5. Trung điểm của đoạn thẳng
- VD: Trung điểm N của đoạn thẳng CD
N nằm giữu hai mút C và D
N cách đều hai mút C và D
CN + ND = CD
CN = ND
6. Quan hệ giữa điểm và đường thẳng
- VD: Điểm A thuộc đường thẳng d
(Cách viết khác: Điểm A nằm trên đường thẳng d; đường thẳng d đi qua điểm A)
- VD: Điểm A không thuộc đường thẳng d
(Cách viết khác: Điểm A không nằm trên đường thẳng d; đường thẳng d không đi qua điểm A)
A d
A d
7. Quan hệ giữa các điểm
- VD: Điểm A và điểm B trùng nhau
- VD: Điểm A và điểm B phân biệt
- VD: Ba điểm: Điểm A, điểm B, điểm C thẳng hàng
- VD: Ba điểm: Điểm A, điểm B, điểm C không thẳng hàng
8. Quan hệ giữa các đường thẳng
- VD: Đường thẳng a cắt đường thẳng b tại điểm A
- VD: Đường thẳng a song song với đường thẳng b
- VD: Đường thẳng a trùng đường thẳng b
a // b
9. Quan hệ giữa các tia
- VD: Hai tia đối nhau Ox và Oy
(Chung gốc, cùng tạo thành đường thẳng)
- VD: Hai tia trùng nhau: Tia MN và tia MP
- VD: Hai tia phân biệt
( là hai tia không trùng nhau)
+ hai tia chung gốc Ox và Oy
+ hai tia đối nhau AB và AC
+ hai tia không có điểm chung Oz và MN
10. Quan hệ giữa các đoạn thẳng
- VD: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng CD
- VD: Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD
AB = CD
AB > CD
11. Các tính chất cơ bản
a) Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Điểm N nằm giữa hai điểm M và P
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
Đường thẳng xy đi qua hai điểm phân biệt A và B
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau
Điểm A là gốc chung của hai tia đối nhau là tia Ax và tia Ay (hoặc tia AB)
Điểm B là gốc chung của hai tia đối nhau là tia Bx (hoặc tia BA) và tia By
d) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
AM + MB = AB
e) Trên tia Ox nếu OA = a, OB = b với a < b thì điểm A nằm giữa hai điểm O và B
OA < OB => A nằm giữa O và B
Bài tập mẫu:
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm.
Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ?
So sánh OA và AB
Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng AB không?
Giải:
Hình vẽ:
Vì OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)