Kiem tra 1 tiet

Chia sẻ bởi Chu Tuấn Khang | Ngày 12/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Kiem tra 1 tiet thuộc Hình học 6

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: _______________________
Lớp: 6
Kiểm tra
Môn: Vật Lí 6
Thời gian: 45 phút

Phần 1 (7 điểm). Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm
C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm

Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?
A. Nước, dầu, rượu B. Nước, rượu, dầu
C. Rượu, dầu, nước D. Dầu, rượu, nước

Câu 3. Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì:
A. Nước nóng đã tác dụng vào bề mặt quả bóng một lực kéo.
B. Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên.
C. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra, phồng lên như ban đầu.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Trong các vật dưới đây, vật nào có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế B. Khí cầu dùng không khí nóng
C. Quả bóng bàn D. Bằng kép

Câu 5. Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế?
A. Nước pha màu đỏ B. Thủy ngân
C. Rượu pha màu đỏ D. Dầu công nghệ pha màu đỏ

Câu 6. Nhiệt độ 300C trong nhiệt giai Xenxiut tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Farenhai?
A. 620F A. 860F A. 540F A. 920F

Câu 7. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, rắn, lỏng D. Khí, lỏng, rắn

Phần 2 (3 điểm). Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 8. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

________ Hết ________
Hướng dẫn chấm

Phần 1: Mỗi ý chọn đúng được 1 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7

Đáp án
D
A
B
C
A
B
D

Điểm
1
1
1
1
1
1
1


Phần 2: Trả lời đúng cho thang điểm tối đa là 3 điểm. Tùy mức độ trả lời của HS để cho điểm thích hợp.

Trả lời: Vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra. Lớp thủy tinh ngoài cốc chưa kịp dãn nở, trở thành vật ngăn cản, lớp thủy tinh trong cốc gây ra lực làm vỡ cốc.
Còn cốc mỏng thì dãn nở đều nên cốc không bị vỡ.

________ Hết ________
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Tuấn Khang
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)