Hướng dẫn ôn tập học kì II Hình Học 6 theo chuẩn kiến thức 2010

Chia sẻ bởi Trần Hữu Nghĩa | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn ôn tập học kì II Hình Học 6 theo chuẩn kiến thức 2010 thuộc Hình học 6

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP CHƯƠNG II
HÌNH HỌC 6

Nội dung :
1. Nửa mặt phẳng. Góc
a) Về kiến thức :
− Biết khái niệm nửa mặt phẳng.
− Biết khái niệm góc.
− Hiểu khái niệm góc bẹt.
b) Về kĩ năng :
− Nhận biết được một góc trong hình vẽ.
− Biết vẽ góc.
BÀI TẬP : 1, 2, 5, 6, 7, 8 SGK Tập II (bắt đầu từ trang 73)
Bài 1 : ( bài tập 5 SGK). Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM.
Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại ?
Bài 2: (bài tập ra thêm). Xem hình 2 rồi cho biết
a) Các trường hợp một tia nào nằm giữa hai tia khác.
b) Trong ba tia OA, OC, OD, có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không ?
c) Tên các góc đỉnh O.



2. Số đo góc
a) Về kiến thức :
− Biết khái niệm số đo góc.
− Biết mỗi góc có một số đo xác định, số đo góc bẹt là 180o.
− Hiểu được nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz thì .
− Hiểu các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai góc kề nhau, hai góc bù nhau, phụ nhau.
b) Về kĩ năng :
− Biết nhận ra một góc trong hình vẽ.
− Biết dùng thước đo góc để đo góc và vẽ một góc có số đo cho trước.
BÀI TẬP : 11, 12, 14, 18, 19, 21, 22, 24, 25, 27 SGK.
Bài 3 : (bài tập 27 SGK trang 85). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA, vẽ hai tia OB, OC sao cho =145O, = 55O. Tính số đo góc BOC.
Bài 4 : (bài tập ra thêm). Vẽ góc AOB có số đo 120O. Vẽ tia OM ở trong góc đó sao cho = 30O. Tính số đo các góc AOM, MOB.
Bài 5 : (bài tập ra thêm). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ các tia Oy, Oz sao cho = 40O, = 150O. (hình 2).
a) Tính số đo của góc yOz.
b) Kể tên góc nhọn, góc tù.

Bài 6: (bài tập ra thêm). Trong hình 3 biết = 90O, = 35O.
a) Tính  ;
b) Hãy so sánh các góc

c) Hãy kể tên những cặp góc phụ nhau, bù nhau, bằng nhau.



3. Tia phân giác của một góc
a) Về kiến thức :
Hiểu khái niệm tia phân giác của một góc.
b) Về kĩ năng :
Biết vẽ tia phân giác của một góc.
BÀI TẬP : 30, 31, 33, 36 SGK.
Bài 7: (bài tập ra thêm). Cho hai góc kề bù  và  trong đó = 50O. Trên nửa mặt phẳng bờ AC có chứa tia OB ta vẽ tia OD sao cho = 80O (h.4).
a) Tính số đo của góc COD.
b) Tia OB có phải là tia phân giác của góc COD không ? Vì sao ?

Bài 8: (bài tập ra thêm). Cho hai góc kề AOB và BOC, mỗi góc có số đo bằng 110O. Tia OB có phải là tia phân giác của góc AOC không ? Vì sao ?
4. Đường tròn. Tam giác
a) Về kiến thức :
− Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, tâm, cung tròn, dây cung, đường kính, bán kính.
− Nhận biết được các điểm nằm trên, bên trong, bên ngoài đường tròn.
− Biết khái niệm tam giác.
− Hiểu được các khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
b) Về kĩ năng :
− Biết dùng compa để vẽ đường tròn, cung tròn. Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn.
− Biết vẽ tam giác. Biết gọi tên và kí hiệu tam giác.
− Biết đo các yếu tố (cạnh, góc) của một tam giác cho trước.

BÀI TẬP : 38, 40, 42a,b, 43, 44, 47 SGK.
Bài 9 : (bài tập 47 SGK). Vẽ đoạn thẳng IR dài 3cm. Vẽ một điểm T sao cho
TI = 2,5cm, TR= 2cm. Vẽ TIR.
Bài 10: (bài tập ra thêm). Vẽ đường tròn (O; 2cm). Vẽ đoạn thẳng OA
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Nghĩa
Dung lượng: 38,64KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)