Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hoàng | Ngày 12/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hình học 6

Nội dung tài liệu:






CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÁN LỚP 6 TRÊN MẠNG

PHẦN HÌNH HỌC CƠ BẢN & NÂNG CAO

(Giáo án toàn bộ chương trình học hình lớp 6)




CHƯƠNG I – ĐOẠN THẲNG

Giáo viên giảng dạy: Thầy Thích

Tel: 0919.281.916

Email: [email protected]







A – KIẾN THỨC CƠ BẢN




I- ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG


1. Vị trí của điểm và đường thẳng









- Điểm A thuộc đường thẳng a, kí hiệu A a
- Điểm B không thuộc đường thẳng a, kí hiệu B  a


2. Ba điểm thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. ba điểm không thẳng hàng khi chúng không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào

3. Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai
điểm còn lại. Trong hình dưới, điểm M nằm giữa hai điểm A và B

4. Nếu có một điểm nằm giữa hai điểm khác thì ba điểm đó thẳng hàng.
5. Quan hệ ba điểm thẳng hàng còn được mở rộng thành nhiều (4, 5,
6,…) điểm thẳng hàng




II – ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM

1. Có một đường thẳng và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B
2. Có ba cách đặt tên đường thẳng:
- Dùng một chữ cái in thường: ví dụ a
- Dùng hai chữ cái in thường: ví dụ xy
- Dùng hai chữ cái in hoa: ví dụ AB
3. Có ba vị trí của hai đường thẳng phân biệt:
- Hoặc không có điểm chung nào (gọi là hai đường thẳng song song)







- Hoặc chỉ có một điểm chung (gọi là đường thằng cắt nhau)







4. Muốn chứng minh hai hay nhiều đường thẳng trùng nhau ta chỉ cần chứng tỏ chúng có hai điểm chung.
5. Ba (hay nhiều) đường thẳng cùng đi qua một điểm gọi là ba (hay nhiều) đường thẳng đồng quy. Muốn chứng minh nhiều đường thẳng đồng quy ta có thể xác định giao điểm của đường thẳng nào đó rồi chứng minh các đường còn lại đều đi qua giao điểm này.

III – TIA

1. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
2. Hai tia chung gốc tạo thành đường thẳng được gọi là hai tia đối nhau
3. Quan hệ giữa một điểm nằm giữa hai điểm với hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau:
Xét 3 điểm A, O, B thẳng hàng.
- Nếu OA và OB đối nhau thì gốc O nằm giữa A và B
- Ngược lại nếu O nằm giữa A và B thì:
+ Hai tia OA, OB đối nhau
+ Hai tia AO, AB trùng nhau; hai tia BO, BA trùng nhau

IV- ĐOẠN THẲNG. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG. CỘNG ĐỘ DÀI HAI ĐOẠN THẲNG

1. Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A
và B





2. Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
3. AB=CD AB và CD có cùng độ dài
AB < CD AB ngắn hơn CD AB > CD AB dài hơn CD.
4. Nếu điểm M nằm giữa điểm A và điểm B thì AM + MB = AB
Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Nếu AM + MB ≠ AB thì điểm M không nằm giữa A và B.



Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N nằm giữa hai điểm M và B thì: AM + MN + NB = AB


V- VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI

1. Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ một điểm M sao cho OM = a(đơn
vị dài)

2. Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm
O và N










3. Trên tia Ox có 3 điểm M, N, P; OM = a; ON = b; OP = c; nếu 0 < a < b thì
điểm N nằm giữa hai điểm M và P.











VI – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

1. Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng và cách
đều hai đầu đoạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hoàng
Dung lượng: 824,77KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)