Chương II. §6. Tia phân giác của góc

Chia sẻ bởi Hoàng Đỗ Minh Tuyết | Ngày 30/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Chương II. §6. Tia phân giác của góc thuộc Hình học 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 15 §6. TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC

Khi cân thăng bằng thì kim trùng với tia phân giác của góc AOB
0
B
A
I.Mục Tiêu:
-HS hiểu được thế nào là tia phân giác của một góc
-Vẽ được tia phân giác của một góc bằng hai cách(Dùng thước đo góc và gấp giấy).
II. Chuẩn bị: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ( 7 phút)
Cho góc xOy bằng 800 ,vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy sao cho góc xOz bằng 400 .Tính số đo của góc yOz?So sánh góc xOz và góc zOy?
Học sinh làm bài: Theo đề ta có tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy nên:
Hình vẽ
xOz+zOy=xOy
Hay

Vậy:

GV: Giới thiệu bài mới: Qua bài trên ta thấy tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy và góc xOz=zOy nên ta nói tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
Vậy thế nào là tia phân giác của một góc?
0
x
y
z
1. Tia phân giác của một góc là gì?
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của một góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
GV: Khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xOy?
Tia Oz là tia phân giác của
góc xOy
Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
xOz = zOy = xOy/2
0
y
z
x
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc
VD. Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 640.
Cách 1: Dùng thước đo góc:
GV: Đề bài cho ta biết điều gì?
Oz là tia phân giác của góc xOy ta suy ra được gì?
Oz là tia phân giác của góc xOy nên:
+ Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
+ xOz = zOy
Mà xOz + zOy = xOy = 640

Suy ra xOz = zOy = 640/2 = 320
GV: Vậy ta phải vẽ tia Oz như thế nào?
(Vẽ tia Oz nằm giữa Ox và Oy sao cho xOz=320)


320
320
z
Ví dụ 2: Vẽ tia phân giác OC của góc AOB ,biết AOB = 1400
OC là tia phân giác của góc AOB nên:
AOC = COB = AOB/2 =1400/2= 700
(Vậy ta vẽ tia OC nằm giữa tia OA và OB sao cho AOC = AOB = 700)
.
.
.
B
A
C
700
700
Cách 2: Gấp giấy:(SGK)
GV: Trong góc xOy và góc AOB ở trên ngoài các tia phân giác Oz (của góc xOy) và OC (của góc AOB) ta có thể vẽ tia phân giác nào khác không?
Các góc này như thế nào so với 1800?
Vậy mỗi góc không phải là góc bẹt thì có mấy tia phân giác.
*Nhận xét:Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác.
Hãy vẽ tia phân giác của góc bẹt?
Trong góc bẹt ta vẽ được mấy tia phân giác?
Trong hình vẽ bên đường
thẳng nào chứa tia
phân giác của góc?
GV:Đường thẳng mn là đường
phân giác của góc xOy.Vậy thế nào là đường phân giác của một góc?
?
0
y
x
m
n
3. Chú ý:
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
VD:Đường thẳng pq là đường phân giác của góc xOy.(hình vẽ)
4. Luyện tập,củng cố
Câu hỏi:
Khi nào thì tia Oz là tia phân giác của góc xOy?
+Oz là tia phân giác của góc xOy khi:
* Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
* xOz = zOy = xOy/2
2)Mỗi góc (Không phải là góc bẹt) thì có mấy tia phân giác?
3)Thế nào là đường phân giác của một góc?

BT: Quan sát các hình vẽ ,dựa vào định nghĩa cho biết tia nào là tia phân giác trong các góc trong hình?
h2
h3
h4
h1
Bài tập 32: SGK/ 87
Khi nào ta kết luận được tia Ot là tia phân giác của góc xOy?
Trong những câu trả lời sau em hãy chọn câu đúng:
Tia Ot là tia phân giác của góc xOy khi:
a) xOt = yOt
b) xOt + tOy = xOy
c) xOt + tOy = xOy và xOt = tOy
d) xOt = yOt = xOy/2
Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững định nghĩa tia phân giác của một góc,đường phân giác,rèn luyện kĩ năng vẽ hình.
BTVN:31;33;34;25;35;37 sgk/87
*****o0o*****
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đỗ Minh Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)