Chương I. §3. Đường thẳng đi qua hai điểm

Chia sẻ bởi Trần Đình Chính | Ngày 30/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Chương I. §3. Đường thẳng đi qua hai điểm thuộc Hình học 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thanh Đa

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
SỐ HỌC LỚP 6
Tiết 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐiỂM
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh:
- Về kiến thức cơ bản: Nắm vững có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Về kĩ năng cơ bản: Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
- Về thái độ và tư duy:
+ Cẩn thận và chính xác khi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
+ Biết phân loại vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
+ Biết suy luận hai đường thẳng có hai điểm chung thì trùng nhau.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên:
- Thước thẳng, phấn màu, máy chiếu hình.






Học sinh: Thước kẻ, bút chì, mực
a
b
x
y
A
B
Trùng nhau
Cắt nhau
Phân biệt
Song song
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng?
Câu hỏi 2: Phát biểu tínhchất về quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng?
Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng
- Cho điểm A. Hãy vẽ đường thẳng qua A. vẽ được mấy đường thẳng?
- Bây giờ cho hai điểm A và B. Muốn vẽ đường thẳng đi qua A và B ta làm thế nào?
Hoạt động 2: (tiếp theo)
- Một em lên bảng vẽ đường thẳng đi qua A và B bằng phấn trắng, một em khác lên bảng vẽ lại bằng phấn đỏ.
- Lưu ý kĩ năng vẽ chính xác: Vì viên phấn cũng như đầu nhọn bút chì, bút mực có độ dày nên phải để mép thước cách điểm A, điểm B một khoảng nhỏ vừa đủ.
Hoạt động 2: (tiếp theo)

- Qua thực nghiệm trong vỡ cũng như trên bảng, em hãy cho biết vẽ được mấy đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- Không vẽ được đường thẳng nào?
- Vẽ được nhiều hơn một đường?
- Vẽ đúng một đường?
Hoạt động 2: (tiếp theo)
- Hãy đọc phần nhận xét ở SGK.
- Trong nhận xét có hai phần:
+ Phần đầu khẳng định điều gì?
+ Phần sau khẳng định điều gì?
- Cấu trúc “có một và chỉ một” đã được sử dụng trong tính chất nào đã học ở bài 2?
Hoạt động 2: (tiếp theo)

- Em hãy trả lời miệng bài tập số 15, SGK (nhận dạng).
- Em hãy trả lời bài tập số 16,SGK (thể hiện tính chất).
Hoạt động 3: Tên đường thẳng
Trong hình có ba điểm thẳng, được đặt theo ba cách khác nhau. Đó là những cách nào?
Các em hãy làm có hình vẽ là hình 18 SGK (để chuẩn bị cho khái niệm hai đường thẳng trùng nhau).
?
Hoạt động 4: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
Tại sao nói hai đường thẳng có hai điểm chung thì trùng nhau?
Như vậy, về vị trí mà nói, người ta căn cứ vào dấu hiệu nào để phân biệt hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
Hoạt động 4: (tiếp theo)
Vị trí:
- Hai đường thẳng song song.
- Hai đường thẳng cắt nhau.
- Hai đường thẳng trùng nhau.
Số điểm chung.
- Không có điểm chung.
- Có một và chỉ một điểm chung.
- Có ít nhất hai điểm chung.
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố
Học sinh làm các bài tập số 17, 18, SGK.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
Học kĩ tính chất, ba cách đặt tên đường thẳng và vị trí hai đường thẳng cắt nhau.
Làm các bài tập số 19, 20, 21, SGK số 17, 18 sách Bài tập Toán 6 tập một.
Đọc bài 4, tr.110 SGK. Chuẩn bị như hướng dẫn trong bài 4, SGK
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đình Chính
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)