Chương I. §10. Trung điểm của đoạn thẳng

Chia sẻ bởi Phạm Quang Huy | Ngày 30/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Chương I. §10. Trung điểm của đoạn thẳng thuộc Hình học 6

Nội dung tài liệu:

PHẠM QUANG HUY - TRƯỜNG THCS YÊN PHONG - YÊN MÔ - NINH BÌNH
Trang bìa
Trang bìa:
Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1: Trắc nghiệm kéo thả
Kéo các từ thích hợp điền vào chỗ trống
a) Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được ||một và chỉ một|| điểm M sao cho OM = a (đơn vị độ dài) b) Trên tia Oy vẽ hai đoạn thẳng OM = a(cm) , ON = b(cm) . Nếu ||b < a|| thì điểm N nằm giữa hai điểm O và M . c) Trên tia Ox vẽ ba đoạn thẳng OA = 3 cm , OB = 4 cm OC = 6 cm thì điểm ||B|| nằm giữa hai điểm ||A và C|| Học sinh 2: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Chọn câu trẳ lời đúng : Trên tia Ox vẽ ba đoạn thẳng OM = 4 cm , ON = 6 cm , OP = 8 cm .
N nằm giữa hai điểm M và P
MN = 2 cm , MP = 4 cm
P nằm giữa M và N
MN = NP
OM = MP
latex(OM = (MP)/2)
Học sinh 3: Bài tập tự luận
Trên tia Ox vẽ các đoạn thẳng OM = 5 cm , OP = 10 cm . Tính đoạn MP và so sánh OM với MP . Giải Vì M,P nằm trên tia Ox và OM < OP nên M nằm giữa O,P nên OM MP = OP hay 5 MP = 10 Vậy MP = 5 cm và MP = OM Qua bài tập , em cho biết điểm M có tính chất gì đối với hai điểm O,P ? Điểm M nằm giữa hai điểm O ,P và M cách đều O,P Điểm M gọi là trung điểm của đoạn thẳng OP Trung điểm của đoạn thẳng
Định nghĩa : Định nghĩa - Kí hiệu
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A,B và cách đều A,B Trung điểm M của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB Kí hiệu M là trung điểm của AB latex(hArr) M nằm giữa A,B và MA = MB Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB ? Đó là : M nằm giữa A,B và MA = MB Nếu latex(MA = MB = (AB)/2) thì M có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Ta có MA MB = latex((AB)/2 (AB)/2 = AB rArr) M nằm giữa A,B mà MA = MB . Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB . Nếu latex(MA = MB = (AB)/2) thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB Luyện tập : Củng cố định nghĩa trung điểm
Trong các hình sau , điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng ? Điểm C không là trung điểm của AB vì latex(CA != CB) Điểm F không là trung điểm của DE vì F không nằm giữa D,E Điểm H là trung điểm của IG vì H nằm giữa I,G và HI = HG Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
Vẽ bằng thước: Tính chất trung điểm của đoạn thẳng
Ví dụ : Đoạn thẳng AB = 5 cm . Hãy vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB . Để vẽ được trung điểm M của AB thì độ dài AM được xác định thế nào ? M là trung điểm của AB thì latex(MA = MB = (AB)/2) , nên AM = 2,5 cm . Cách vẽ : Trên tia AB vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm . Để vẽ trung điểm của một đoạn thẳng bất kì bằng thước có vạch ta làm thế nào ? Bước 1 : Đo độ dài của đoạn thẳng Bước 2 : Lấy 1 điểm cách mút một khoảng bằng nửa độ dài của đoạn thẳng . Ví dụ : Luyện tập
Bài tập 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng AB ? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau : Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi :
IA = IB
AI IB = AB
AI IB = AB và AI = IB
latex(IA = IB = (AB)/2)
Bài tập 2: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Trên tia Ot , vẽ các đoạn thẳng OA = 2 cm , OB = 4 cm , OC = 6 cm , OD = 8 cm . Hãy ghép câu trả lời ở cột bên phải phù hợp với cột bên trái
Trung điểm của đoạn thẳng OB là
Trung điểm của đoạn thẳng AC là
Trung điểm của đoạn thẳng BD là
Độ dài BD là


Bài tập 3: Bài 60 trang 125 - SGK
Trên tia Ox , vẽ hai điểm A,B sao cho OA = 2 cm , OB = 4 cm . a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? b) So sánh OA và AB c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ? Giải a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và B vì OA < OB b) Vì A nằm giữa O,B nên AB = OB - OA = 4 - 2 = 2 cm Vậy OA = AB c) Vì điểm A nằm giữa O,B và A cách đều O,B Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng OB Hướng dẫn về nhà:
- Học định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng - Biết cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng - Làm các bài tập :61,62,64 trang 126 SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)