Bài tập ôn tập hình chương 1 cho hs khá giỏi
Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Hà |
Ngày 12/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Bài tập ôn tập hình chương 1 cho hs khá giỏi thuộc Hình học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG I( Phần hình học)
Bài 1. Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B ( điểm A nằm giữa O và B ). Trên tia Oy lấy hai điểm M và N sao cho OM = OA; ON=OB.
a, Chứng tỏ rằng điểm M nằm giữa O và N.
b, So sánh AB với MN.
Bài 2. Trên tia Ox lấy hai điểm I và K sao cho OI = 4cm, OK = a(cm). Tính khoảng cách IK.
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm. Lấy hai điểm M và N nằm giữa A và B sao cho AM = 2cm và AN > NB. Hỏi trong các điểm A, M, N và B, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Bài 4. Cho M là một điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 3cm. xác định vị trí của M để cho:
a, Tổng AM + AB đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?
b, Tổng AM + AB đạt giá trị lớn nhất. Giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?
c, Tổng AM + AB = 3AM
Bài 5. Cho hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm A và nằm cùng phía đối với điểm B. Điểm M nằm giữa A và B. Biết AB = 7cm; AM = 3cm; BN = 2cm. Chứng tỏ rằng:
a, Bốn điểm A, B, M, N thẳng hàng
b, Điểm N nằm giữa hai điểm B và M
c, N là trung điểm của đoạn thẳng BM.
Bài 6. Cho đoạn thẳng AB dài 5cm, M là điểm thuộc tia đối của tia BA. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của MA và MB.
a, Chứng tỏ rằng MB < MA.
b, Chứng tỏ rằng điểm K nằm giữa M và I
c, Tính IK.
Bài 7. Cho n điểm A1, A2, ..., An (n ) trong đó không có ba điểm nào thẳng hằng. Cứ qua hai điểm ta kẻ một đường thẳng.
a, Kể tên các đường thẳng trên hình vẽ nếu n = 6
b, Tính số đường thẳng trên hình vẽ nếu n = 30
c, Tính số đường thẳng theo n.
d, Tính n biết số đường thẳng kẻ được là 4851
e, Số đường thẳng có thể bằng 2009 được không ?
Bài 8. Cho 100 điểm trong đó có đúng 5 điểm thẳng hàng, ngoài ra không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng
Bài 9. Cho n điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Biết rằng có tất cả 105 đường thẳng. Tính n.
Bài 10. Cho 5 điểm, bất cứ hai điểm nào cũng có ít nhất một đường thẳng đi qua. Có thể có bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ ?
Bài 11. a, Cho ba đường thẳng cắt nhau đôi một. Hỏi có bao nhiêu giao điểm trong hình vẽ
b, Vẽ ba đường thẳng sao cho số giao điểm ( của hai hoặc của ba đường thẳng ) lần lượt là 0, 1, 2, 3.
Bài 12. Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.
Bài 13. Cho 10 điểm. Nối từng cặp hai điểm trong 10 điểm đó thành các đoạn thẳng. Tính số đoạn thẳng nếu trong các điểm đã cho :
a, Không có ba điểm nào thẳng hàng;
b, Có đúng ba điểm thẳng hàng
Bài 14. Cho n điểm nối tùng cặp hai điểm trong n điểm đó thành các đoạn thẳng. Tính n biết rằng có tất cả 435 đoạn thẳng.
Bài 15. Cho đoạn thẳng AB = a
a, Lấy điểm A1 là trung điểm của AB; A2 là trung điểm của AA1; A3 là trung điểm của AA2. Tính độ dài AA3.
b, Gọi An là trung điểm của AAn-1. Tính AAn.
Bài 1. Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B ( điểm A nằm giữa O và B ). Trên tia Oy lấy hai điểm M và N sao cho OM = OA; ON=OB.
a, Chứng tỏ rằng điểm M nằm giữa O và N.
b, So sánh AB với MN.
Bài 2. Trên tia Ox lấy hai điểm I và K sao cho OI = 4cm, OK = a(cm). Tính khoảng cách IK.
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm. Lấy hai điểm M và N nằm giữa A và B sao cho AM = 2cm và AN > NB. Hỏi trong các điểm A, M, N và B, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Bài 4. Cho M là một điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 3cm. xác định vị trí của M để cho:
a, Tổng AM + AB đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?
b, Tổng AM + AB đạt giá trị lớn nhất. Giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?
c, Tổng AM + AB = 3AM
Bài 5. Cho hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm A và nằm cùng phía đối với điểm B. Điểm M nằm giữa A và B. Biết AB = 7cm; AM = 3cm; BN = 2cm. Chứng tỏ rằng:
a, Bốn điểm A, B, M, N thẳng hàng
b, Điểm N nằm giữa hai điểm B và M
c, N là trung điểm của đoạn thẳng BM.
Bài 6. Cho đoạn thẳng AB dài 5cm, M là điểm thuộc tia đối của tia BA. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của MA và MB.
a, Chứng tỏ rằng MB < MA.
b, Chứng tỏ rằng điểm K nằm giữa M và I
c, Tính IK.
Bài 7. Cho n điểm A1, A2, ..., An (n ) trong đó không có ba điểm nào thẳng hằng. Cứ qua hai điểm ta kẻ một đường thẳng.
a, Kể tên các đường thẳng trên hình vẽ nếu n = 6
b, Tính số đường thẳng trên hình vẽ nếu n = 30
c, Tính số đường thẳng theo n.
d, Tính n biết số đường thẳng kẻ được là 4851
e, Số đường thẳng có thể bằng 2009 được không ?
Bài 8. Cho 100 điểm trong đó có đúng 5 điểm thẳng hàng, ngoài ra không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng
Bài 9. Cho n điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Biết rằng có tất cả 105 đường thẳng. Tính n.
Bài 10. Cho 5 điểm, bất cứ hai điểm nào cũng có ít nhất một đường thẳng đi qua. Có thể có bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ ?
Bài 11. a, Cho ba đường thẳng cắt nhau đôi một. Hỏi có bao nhiêu giao điểm trong hình vẽ
b, Vẽ ba đường thẳng sao cho số giao điểm ( của hai hoặc của ba đường thẳng ) lần lượt là 0, 1, 2, 3.
Bài 12. Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.
Bài 13. Cho 10 điểm. Nối từng cặp hai điểm trong 10 điểm đó thành các đoạn thẳng. Tính số đoạn thẳng nếu trong các điểm đã cho :
a, Không có ba điểm nào thẳng hàng;
b, Có đúng ba điểm thẳng hàng
Bài 14. Cho n điểm nối tùng cặp hai điểm trong n điểm đó thành các đoạn thẳng. Tính n biết rằng có tất cả 435 đoạn thẳng.
Bài 15. Cho đoạn thẳng AB = a
a, Lấy điểm A1 là trung điểm của AB; A2 là trung điểm của AA1; A3 là trung điểm của AA2. Tính độ dài AA3.
b, Gọi An là trung điểm của AAn-1. Tính AAn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chí Hà
Dung lượng: 25,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)