Truyền thống toán học Việt Nam
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 14/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Truyền thống toán học Việt Nam thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
TRUYỀN THỐNG TOÁN HỌC VIỆT NAM
Ngày nay, dựa vào tài liệu khảo cổ học, vào lịch sử ngôn ngữ, vào khảo sát cấu trúc các công trình kiến trúc cổ còn lại... ta thấy rõ người Việt Nam xưa ắt phải giỏi tính toán, và toán học đã được ứng dụng khá nhiều vào đời sống. Đó là một truyền thống đáng trân trọng và nghiên cứu tiếp thu.
Cũng như các nền toán học cổ đại trên thế giới, Số học trong Toán học nước ta, là môn phát sinh trước, sớm nhất. Nếu đứng ở góc độ số học để khảo cứu những cánh sao, tia sáng mặt trời, đàn con chim, chiếc thuyền... khắc vẽ trên mặt, trên thân các trống đồng Đông Sơn, chúng ta sẽ tập hợp được nhiều sự kiện toán học nằm trong đó, cung cấp cho ta một bức tranh đẹp về trình độ nắm vững và sử dụng số học của tổ tiên ta thời cổ đại. Nghiên cứu các hoa văn trên đồ gốm tìm được ở Phùng Nguyên, Gò Bông, Xóm Rền... chúng ta thấy các dạng hoa văn rất phong phú: hình chữ S, có loại dài, loại vuông, loại nối ngang lưng nhau; hình chữ X, chữ A; hai đường song song uốn khúc đều đặn, liên tục; hình tam giác xếp ngược chiều nhau, hình tam giác cuộn.
Qua đấy, không thể nghi ngờ gì được khi nói rằng người Việt Nam 3-4 nghìn năm trước đây đã có những nhận thức hình học và tư duy chính xác khá cao. Từ hình dáng, kích thước các trống đồng loại cổ nhất ở Việt Nam, chúng ta hiểu, để tạo được những mặt tròn đường kính to nhỏ khác nhau, những mặt phẳng, những góc độ chính xác ấy, các nhà chế tác trống đồng thuở đó phải sử dụng các con số, các loại thước chính xác.
Lần đọc các bộ biên niên sử, chúng ta biết ở nước ta, thi toán được đưa vào chương trình khoa cử từ thế kỷ thứ 11 (đời Lý, năm 1077). Thời nhà Hồ không những bắt buộc chương trình thi toán mà còn áp dụng rộng rãi toán học vào kinh tế, sản xuất: dùng toán học đo lại tổng số ruộng đất toàn quốc, lập thành sổ sách điền địa từng lộ, phủ, châu, huyện. Năm 1506, Nhà nước tổ chức kỳ thi toán có 30 nghìn người dự thi. Kết quả 1.519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi. Nói chung, ở nước ta thời xưa cứ khoảng 10 đến 15 năm lại một lần mở khoa thi toán, hỏi về các phép bình phân và sai phân. Truyền thống này được duy trì lâu dài. Thế kỷ thứ 18, cứ 12 năm lại tổ chức một lần thi toán. Thí dụ, kỳ thi toán năm
1762 có 120 người trúng tuyển.
Thành Nhà Hồ , di sản văn hóa thế giới được UNESCO CÔNG NHẬN Trong số các nhà toán học giỏi của nước ta thế kỷ thứ 15 - 16, Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là những người nổi bật, được đương thời tôn làm "thần toán". 1/ Lương Thế Vinh từng nói: "Thần cơ diệu toán vạn niên sư". Nghĩa là: Ai tính toán giỏi là thầy muôn đời. Tác phẩm của Lương Thế Vinh để lại có Đại thành toán pháp.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chươngâm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó
Ngày nay, dựa vào tài liệu khảo cổ học, vào lịch sử ngôn ngữ, vào khảo sát cấu trúc các công trình kiến trúc cổ còn lại... ta thấy rõ người Việt Nam xưa ắt phải giỏi tính toán, và toán học đã được ứng dụng khá nhiều vào đời sống. Đó là một truyền thống đáng trân trọng và nghiên cứu tiếp thu.
Cũng như các nền toán học cổ đại trên thế giới, Số học trong Toán học nước ta, là môn phát sinh trước, sớm nhất. Nếu đứng ở góc độ số học để khảo cứu những cánh sao, tia sáng mặt trời, đàn con chim, chiếc thuyền... khắc vẽ trên mặt, trên thân các trống đồng Đông Sơn, chúng ta sẽ tập hợp được nhiều sự kiện toán học nằm trong đó, cung cấp cho ta một bức tranh đẹp về trình độ nắm vững và sử dụng số học của tổ tiên ta thời cổ đại. Nghiên cứu các hoa văn trên đồ gốm tìm được ở Phùng Nguyên, Gò Bông, Xóm Rền... chúng ta thấy các dạng hoa văn rất phong phú: hình chữ S, có loại dài, loại vuông, loại nối ngang lưng nhau; hình chữ X, chữ A; hai đường song song uốn khúc đều đặn, liên tục; hình tam giác xếp ngược chiều nhau, hình tam giác cuộn.
Qua đấy, không thể nghi ngờ gì được khi nói rằng người Việt Nam 3-4 nghìn năm trước đây đã có những nhận thức hình học và tư duy chính xác khá cao. Từ hình dáng, kích thước các trống đồng loại cổ nhất ở Việt Nam, chúng ta hiểu, để tạo được những mặt tròn đường kính to nhỏ khác nhau, những mặt phẳng, những góc độ chính xác ấy, các nhà chế tác trống đồng thuở đó phải sử dụng các con số, các loại thước chính xác.
Lần đọc các bộ biên niên sử, chúng ta biết ở nước ta, thi toán được đưa vào chương trình khoa cử từ thế kỷ thứ 11 (đời Lý, năm 1077). Thời nhà Hồ không những bắt buộc chương trình thi toán mà còn áp dụng rộng rãi toán học vào kinh tế, sản xuất: dùng toán học đo lại tổng số ruộng đất toàn quốc, lập thành sổ sách điền địa từng lộ, phủ, châu, huyện. Năm 1506, Nhà nước tổ chức kỳ thi toán có 30 nghìn người dự thi. Kết quả 1.519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi. Nói chung, ở nước ta thời xưa cứ khoảng 10 đến 15 năm lại một lần mở khoa thi toán, hỏi về các phép bình phân và sai phân. Truyền thống này được duy trì lâu dài. Thế kỷ thứ 18, cứ 12 năm lại tổ chức một lần thi toán. Thí dụ, kỳ thi toán năm
1762 có 120 người trúng tuyển.
Thành Nhà Hồ , di sản văn hóa thế giới được UNESCO CÔNG NHẬN Trong số các nhà toán học giỏi của nước ta thế kỷ thứ 15 - 16, Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là những người nổi bật, được đương thời tôn làm "thần toán". 1/ Lương Thế Vinh từng nói: "Thần cơ diệu toán vạn niên sư". Nghĩa là: Ai tính toán giỏi là thầy muôn đời. Tác phẩm của Lương Thế Vinh để lại có Đại thành toán pháp.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chươngâm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 456,87KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)