TRUONG GIA MO

Chia sẻ bởi Cao Thị Ngọc Thi | Ngày 12/10/2018 | 111

Chia sẻ tài liệu: TRUONG GIA MO thuộc Các nhà văn, nhà thơ

Nội dung tài liệu:

TRƯƠNG GIA MÔ (1866-1929)



Trương Gia Mô, hiệu Cúc Nông, sinh tại làng Tân Hào, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tuy sinh ra ở giải đất cù lao đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ngay từ thời niên thiếu, ông đã theo cha sống ở Thuận Khánh. Người ta gọi ông là Nghè Mô không phải vì ông đổ tiến sĩ, mà vì ông là ấm sinh, con của cụ Trương Gia Hội, lại có vốn tri thức uyên bác được nhiều người nể phục. Năm 1892, khi làm thừa phái Bộ Công của triều Nguyễn, Trương Gia Mô đã làm bản điều trần lên vua gồm 5 điểm(1), nhưng không được chấp nhận, lại còn bị Thượng thơ Nguyễn Trọng Hợp cho "ông là kẻ thiếu niên hiếu sự". Lúc ấy ông mới ngoài 20 tuổi. Ông cởi áo từ quan, về ở ẩn. Thời gian này ông cùng với Nguyễn Lộ Trạch, một người bạn thân mưu tính việc lớn, xuất dương để học thêm, nhưng không thành. Khi về sống ở Bình Thuận, ông kết giao với Phan Châu Trinh nhân chuyến "Nam du" của họ Phan và cùng với các thân sĩ ở đây hô hào duy tân cải cách, lập công ty Liên Thành và trước Dục Thanh ở Phan Thiết. Trương Gia Mô cũng là người đã đưa Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) vào Sài Gòn, để từ đây anh ra đi tìm đường cứu nước trên chiếc tàu Latouche Tréville.
Ở giai đoạn cuối đời, ông có nhiều điều bất đắc chí, buồn vì cảm thấy bất phùng thời, bị đổ vỡ về ảo tưởng chính trị, có lúc uất ức đến giận dữ, rồi đem đốt cả thơ mình, tìm quên trong men rượu và khói thuốc phiện. Ông đã đi gần khắp các tỉnh Nam Bộ, gặp gỡ nhiều người, trao đổi mạn đàm thế sự, nhưng vẫn không sao khuây khỏa nỗi lòng. Một đêm cuối năm 1929, con người từng một thời xông xáo hăng hái hoạt động trong phong trào Duy Tân năm xưa, đã gieo mình từ trên tháp pháo đài xuống vực sâu, kết liễu cuộc đời mình bên chân núi Sam ở Châu Đốc, nơi ông dừng chân trạm cuối cùng trong một chuyến đi du ngoạn miền Lục tỉnh, và chỉ để lại trong túi áo bài thơ Tuyệt mệnh gồm bốn câu:
Ngũ sự khuyết nhân, nhân bất hành, Cam vi nô lệ, nhật du sanh Tức kim lão hủ hoàn thiên địa Hoán tác phong đào, đái hận vinh.
Tạm dịch:
Năm điều cải cách khuyên người Không nghe, cam phận tôi đòi, chán thay Thân già trả lời đất trời Hóa ra sóng gió, hận thù hét vang.
(Trương Gia Kỳ Sanh dịch)
Sau khi sự việc xảy ra, các báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ như Thần chung, Phụ nữ tân văn đã đưa tin, bình luận về cái chết của cụ Nghè Mô với thái độ nể trọng và tiếc thương. Trương Gia Mô muốn lấy cái chết để khẳng định sĩ khí của một nhà nho trước thế cuộc điên đảo mà bản thân ông thấy bất lực. Nhiều trí thức, chí sĩ yêu nước gần xa như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đông Hồ... đều có thơ điếu họ Trương.
Cúc Nông Trương Gia Mô đã để lại tác phẩm Gia Định tam tiên liệt truyện, đây là một tập ghi chép tiểu sử và công nghiệp của ba vị anh hùng kháng Pháp đất Gia Định: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân và Hồ Huân Nghiệp, vừa mang giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học. Hai tập thơ Thu hoài phú và Cúc Nông thi tập (cả hai đều bị thất lạc) chỉ còn lại 35 bài thơ chữ Hán và 10 bài thơ chữ Nôm đăng trên báo Nam Phong. Ngoài ra, còn một số bài thơ "giáo huấn" (dạy con, dạy học trò), một bài tán đề trên tường miếu Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá và một số bài thơ truyền khẩu. Thơ ông gồm có ngũ ngôn, thất ngôn (bát cú hay tứ tuyệt). Nhìn chung số thơ còn lưu giữ đều được ra đời trước năm 1920, nhiều bài sáng tác khi còn nhậm chức ở kinh đô, có bài viết trong ngục sau sự biến 1908 (Tọa kê Khánh Hòa thu dạ) có những bài viết trên lộ trình từ cực nam Trung Kỳ đến Nam Kỳ. Thơ ông phản ánh một tâm trạng băn khoăn với nhiều day dứt khôn nguôi về tình hình đất nước, về vận mệnh con người và sự trường tồn của dân tộc. Mấy câu thơ trong bài tán (viết trên tường miếu Nguyễn Trung Trực) biểu lộ lòng khâm phục đối với người anh hùng cứu nước.
... Ủy bỉ nhân ngư Hùng tai quốc sĩ Hỏa Nhựt Tảo thuyền Đồ Kiên Giang lũy...
Dịch nghĩa:
Đáng sợ thay người dân chài. Anh hùng thay người quốc sĩ. Đã đốt cháy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Ngọc Thi
Dung lượng: 35,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)