10 TRUYỆN HAY VỀ NHÀ VĂN VIỆT NAM
Chia sẻ bởi Phương Loan |
Ngày 12/10/2018 |
286
Chia sẻ tài liệu: 10 TRUYỆN HAY VỀ NHÀ VĂN VIỆT NAM thuộc Các nhà văn, nhà thơ
Nội dung tài liệu:
10 Mẩu truyện vui về các nhà văn VN
Họ CU “dấu huyền” không phải “dấu nặng”
“Ngày thơ Việt Nam” năm 2002, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kỷ niệm tại Khu lưu niệm Nguyễn Du do Hội Văn hóa Nghệ thuật Hà Tĩnh chủ trì. Nhà thơ Huy Cận lên phát biểu và đọc thơ. Năm ấy ở tuổi 83 nhưng ông còn mạnh khỏe, dí dỏm. Ông đọc và tự bạch bài Tràng giang xong mới phát biểu về phong trào sáng tác của Hà Tĩnh từ sau ngày giải phóng đến 2002, rồi ông nhấn một số điểm về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Tiếp đó nhà văn Đức Ban giới thiệu đồng chí Chủ tịch tỉnh lúc bấy giờ lên cảm ơn nhà thơ Huy Cận. Đồng chí Chủ tịch tỉnh trịnh trọng:
- Kính thưa Cụ Huy Cận…
Ngay lúc ấy, nhà thơ Cù Huy Cận liền đứng lên cải chính:
- Thưa đồng chí Chủ tịch, họ tôi “dấu huyền” không phải “dấu nặng”.
Cả hội trường được bữa cười xả láng.
Đi ngoài ra nước
Nhân nhà thơ trào phúng Tú Mỡ vừa đi nước ngoài về, nhưng bị đau bụng rối loạn tiêu hóa phải vào bệnh viện, nhà văn Nguyễn Công Hoan bèn làm... thơ tặng Tú Mỡ. Bài thơ có đoạn như sau:
“…Bữa nọ anh đi ra nước ngoài Về nhà anh đi ngoài ra nước! Chẳng hay bơ sữa xơi thế nào Loay hoay chữa mãi mới khỏi được...
Thơ nịnh vợ
Một hôm, nghe một người bạn thơ đến ta thán về bà... nội tướng của mình, thi sĩ Vương Trọng cười và làm hộ bạn bài thơ tặng vợ. Thơ rằng:
“Trong nhà gì đẹp bằng em Mắt xanh, môi đỏ, lại thêm răng vàng Răng vàng, môi đỏ, mắt xanh Gần chồng mà chẳng... hôi tanh mùi chồng”.
Bạn thơ nọ khoái lắm bèn xin ngay về chép lại để tặng "bà chủ”. Ít ngày sau nghe đồn vợ chồng nhà nọ hòa thuận lắm.
Nghe sách báo nói thế!
Nhà văn Nguyễn Công Hoan được mời đến giảng về truyện ngắn cho lớp viết văn trẻ khóa 4 trường Nguyễn Du. Ông nói: - Truyện ngắn sau Cách mạng tháng 8 hay hơn truyện ngắn thời trước rất nhiều. Truyện ngắn càng ngày càng hay... Một học viên giơ tay hỏi: - Thưa bác, bác có thể nêu một tác giả tiêu biểu và một truyện ngắn hay sau Cách mạng không ạ? Nguyễn Công Hoan cười to: - Tôi có đọc truyện nào đâu mà nêu? - Sao vừa rồi, bác lại nói thế ạ? Nguyễn Công Hoan thản nhiên: - Thì tôi nghe sách báo nói thế, tôi cũng nói thế! Cả lớp học cười ồ.
Độc tấu trước cổng
Hồi còn trẻ ở Huế, nhà thơ Thanh Tịnh hay đi hát cô đầu. Đi hát cô đầu nhưng giấu vợ, nói dối là đi thư viện hoặc đi nghe diễn thuyết. Thấy bà vợ chưa tin hẳn, ông bèn nghĩ ra một cái mẹo. Biết vợ ông rất tin ông anh ruột của mình, Thanh Tịnh đến rủ ông anh cùng đi nghe diễn thuyết. Về đến trước nhà, Thanh Tịnh bày ra một vấn đề để hai anh em tranh cãi. Bà vợ ông thấy hai anh em tranh luận, bèn khuyên cả hai về nhà nghỉ. Sau hôm ấy, Thanh Tịnh toàn đi một mình, tất nhiên là đi hát cô đầu. Thỉnh thoảng về đến trước cổng lại dừng lại, giả vờ như đang tranh luận cùng với ông anh. Thanh Tịnh bắt chước tiếng ông anh vợ giống đến mức bà vợ tin như sấm.
Ba tháng... bốn tháng trót lọt. Một đêm, quãng mười một giờ, ông vừa về hăng hái độc tấu trước cổng thì bà vợ chạy ra nắm áo kéo vào: - Thôi vô đi, sương lạnh. Độc tấu thế làm gì ! Nhân vật “Anh ấy” đến từ bảy rưỡi tối đang chờ anh trong nhà kìa!
Vai quan trọng
Trong một tiệc rượu, nhà văn Nguyên Hồng đồng ý giao toàn quyền cho Nghiêm Đa Văn chuyển tiểu thuyết “Bỉ vỏ” thành tác phẩm điện ảnh. Trong phút hào hứng, nhà văn giơ cả hai tay lên trời, đòi: - Tao xin một chân trong đó... Anh em xúm vào hỏi: - Bố định đóng vai gì đây? Nguyên Hồng trả lời như đã chuẩn bị sẵn: - Tao... tao làm vai đao phủ!
Thằng tù biên giới
Năm 1951, trong chiến dịch Cao Bắc Lạng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có viết một phóng sự gửi cho báo Vệ Quốc Đoàn. Bỗng dưng ông đọc được số báo Vệ Quốc Đoàn có đăng phóng sự "Thằng tù biên giới” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Ông rất ngỡ ngàng vì không có viết bài phóng
Họ CU “dấu huyền” không phải “dấu nặng”
“Ngày thơ Việt Nam” năm 2002, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kỷ niệm tại Khu lưu niệm Nguyễn Du do Hội Văn hóa Nghệ thuật Hà Tĩnh chủ trì. Nhà thơ Huy Cận lên phát biểu và đọc thơ. Năm ấy ở tuổi 83 nhưng ông còn mạnh khỏe, dí dỏm. Ông đọc và tự bạch bài Tràng giang xong mới phát biểu về phong trào sáng tác của Hà Tĩnh từ sau ngày giải phóng đến 2002, rồi ông nhấn một số điểm về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Tiếp đó nhà văn Đức Ban giới thiệu đồng chí Chủ tịch tỉnh lúc bấy giờ lên cảm ơn nhà thơ Huy Cận. Đồng chí Chủ tịch tỉnh trịnh trọng:
- Kính thưa Cụ Huy Cận…
Ngay lúc ấy, nhà thơ Cù Huy Cận liền đứng lên cải chính:
- Thưa đồng chí Chủ tịch, họ tôi “dấu huyền” không phải “dấu nặng”.
Cả hội trường được bữa cười xả láng.
Đi ngoài ra nước
Nhân nhà thơ trào phúng Tú Mỡ vừa đi nước ngoài về, nhưng bị đau bụng rối loạn tiêu hóa phải vào bệnh viện, nhà văn Nguyễn Công Hoan bèn làm... thơ tặng Tú Mỡ. Bài thơ có đoạn như sau:
“…Bữa nọ anh đi ra nước ngoài Về nhà anh đi ngoài ra nước! Chẳng hay bơ sữa xơi thế nào Loay hoay chữa mãi mới khỏi được...
Thơ nịnh vợ
Một hôm, nghe một người bạn thơ đến ta thán về bà... nội tướng của mình, thi sĩ Vương Trọng cười và làm hộ bạn bài thơ tặng vợ. Thơ rằng:
“Trong nhà gì đẹp bằng em Mắt xanh, môi đỏ, lại thêm răng vàng Răng vàng, môi đỏ, mắt xanh Gần chồng mà chẳng... hôi tanh mùi chồng”.
Bạn thơ nọ khoái lắm bèn xin ngay về chép lại để tặng "bà chủ”. Ít ngày sau nghe đồn vợ chồng nhà nọ hòa thuận lắm.
Nghe sách báo nói thế!
Nhà văn Nguyễn Công Hoan được mời đến giảng về truyện ngắn cho lớp viết văn trẻ khóa 4 trường Nguyễn Du. Ông nói: - Truyện ngắn sau Cách mạng tháng 8 hay hơn truyện ngắn thời trước rất nhiều. Truyện ngắn càng ngày càng hay... Một học viên giơ tay hỏi: - Thưa bác, bác có thể nêu một tác giả tiêu biểu và một truyện ngắn hay sau Cách mạng không ạ? Nguyễn Công Hoan cười to: - Tôi có đọc truyện nào đâu mà nêu? - Sao vừa rồi, bác lại nói thế ạ? Nguyễn Công Hoan thản nhiên: - Thì tôi nghe sách báo nói thế, tôi cũng nói thế! Cả lớp học cười ồ.
Độc tấu trước cổng
Hồi còn trẻ ở Huế, nhà thơ Thanh Tịnh hay đi hát cô đầu. Đi hát cô đầu nhưng giấu vợ, nói dối là đi thư viện hoặc đi nghe diễn thuyết. Thấy bà vợ chưa tin hẳn, ông bèn nghĩ ra một cái mẹo. Biết vợ ông rất tin ông anh ruột của mình, Thanh Tịnh đến rủ ông anh cùng đi nghe diễn thuyết. Về đến trước nhà, Thanh Tịnh bày ra một vấn đề để hai anh em tranh cãi. Bà vợ ông thấy hai anh em tranh luận, bèn khuyên cả hai về nhà nghỉ. Sau hôm ấy, Thanh Tịnh toàn đi một mình, tất nhiên là đi hát cô đầu. Thỉnh thoảng về đến trước cổng lại dừng lại, giả vờ như đang tranh luận cùng với ông anh. Thanh Tịnh bắt chước tiếng ông anh vợ giống đến mức bà vợ tin như sấm.
Ba tháng... bốn tháng trót lọt. Một đêm, quãng mười một giờ, ông vừa về hăng hái độc tấu trước cổng thì bà vợ chạy ra nắm áo kéo vào: - Thôi vô đi, sương lạnh. Độc tấu thế làm gì ! Nhân vật “Anh ấy” đến từ bảy rưỡi tối đang chờ anh trong nhà kìa!
Vai quan trọng
Trong một tiệc rượu, nhà văn Nguyên Hồng đồng ý giao toàn quyền cho Nghiêm Đa Văn chuyển tiểu thuyết “Bỉ vỏ” thành tác phẩm điện ảnh. Trong phút hào hứng, nhà văn giơ cả hai tay lên trời, đòi: - Tao xin một chân trong đó... Anh em xúm vào hỏi: - Bố định đóng vai gì đây? Nguyên Hồng trả lời như đã chuẩn bị sẵn: - Tao... tao làm vai đao phủ!
Thằng tù biên giới
Năm 1951, trong chiến dịch Cao Bắc Lạng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có viết một phóng sự gửi cho báo Vệ Quốc Đoàn. Bỗng dưng ông đọc được số báo Vệ Quốc Đoàn có đăng phóng sự "Thằng tù biên giới” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Ông rất ngỡ ngàng vì không có viết bài phóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phương Loan
Dung lượng: 9,91KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)