Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 12/10/2018 |
281
Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính thuộc Các nhà văn, nhà thơ
Nội dung tài liệu:
Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính - “Thi sĩ Chân quê”
Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sĩ của tình quê, thi sĩ “chân quê”. Mồ côi mẹ rất sớm, mười ba, mười bốn tuổi, Nguyễn Bính phải theo chân anh cả (nhà viết kịch Trúc Đường) ra Hà Nội, Hải Phòng kiếm sống, rồi sau đó vào Huế, vào tận Sài Gòn…sống “kiếp con chim lìa đàn”. Trót “Bỏ lại vườn cam, bỏ mái gianh/ Tôi đi dan díu với kinh thành” (Hoa với rượu) nhưng Nguyễn Bính lại thấy “Bơ vơ trong xứ người xa lạ” (Lá thư về Bắc), xa lạ với văn minh đô thị đến cùng cuộc biến thiên “mưa Âu gió Mỹ”, bày tỏ thái độ bất hoà với thực tại, tìm về với vẻ đẹp “thời trước” của đồng đất mình, quê hương mình. Đó là hai trạng thái tinh thần – cảm xúc chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng.
Hai trạng thái cái tôi lãng mạn của thi sĩ Nguyễn Bính (một cái tôi khắc khoải hướng về không gian làng quê đã mất và một cái tôi lạc loài trong không gian đô thị xa lạ) có thể thấy rõ nhất trong những bài thơ xuân. Chính bởi vào xuân là lúc làng quê tưng bừng sự sống, sức sống hơn lúc nào hết và cũng chính độ xuân gợi nhắc cho người tha hương nỗi niềm sầu xứ hơn bao giờ hết. Điểm lại những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bính, nhiều bài nói trực tiếp đến xuân và Tết như “Mưa xuân”, “Mùa xuân xanh”, “Xuân về”, “Thơ xuân”, “Nhạc xuân”, “Gái xuân”, “Tết của mẹ tôi”, “Xuân tha hương”…, và cả những thi đề tuy không có chữ “xuân” nhưng ý thơ vẫn xoay quanh đề tài mùa xuân (“Cô lái đò”, “Sao chẳng về đây?”, “Hoa với rượu”, “Lá thư về Bắc”, “Hành phương Nam”…) thì ai cũng phải công nhận Nguyễn Bính, trong số các nhà thơ hiện đại, là một trong những người viết nhiều về xuân và Tết hơn cả.
Các nhà phê bình văn học gọi ông là nhà thơ của hồn quê, nhà thơ chân quê, ca sĩ của đồng ruộng. Bởi tấm lòng, tình cảm gắn bó máu thịt của ông với quê hương luôn hiện hữu trong những câu thơ, bài thơ đầy ắp những hình ảnh gần gũi, thân quen về cuộc sống nơi thôn dã. Từ lũy tre làng, giậu mùng tơi, giàn trầu, hàng cau liên phòng đến lối ngõ trải rơm, màu hoa đại, hương gạo tám thơm, men nồng rượu nếp… tất cả đều đẹp đẽ, nên thơ qua cái nhìn, cách nghĩ và cảm xúc của ông. Trên nền những bức tranh quê tươi sáng, thơ mộng ấy, cuộc sống sinh hoạt của người thôn quê được ông khắc họa thật sinh động, rõ nét. Đến với thơ ông, người đọc như được sống trong không gian văn hóa làng quê Bắc Bộ đậm đà bản sắc với những ngày Tết cổ truyền, hội làng, đám hát thâu đêm, những phong tục tập quán, trò chơi, nếp sống xa xưa. Đó là hương vị truyền thống trong “Tết của mẹ tôi”: “Sáng nay mồng một sớm tinh sương/ Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường/ Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi/ Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương”. Đó là cảnh một buổi đi lễ chùa trong “Xuân về”: “Trên đường cát mịn một đôi cô/ Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa/ Gậy trúc dắt bà già tóc bạc/ Tay lần tràng hạt, miệng nam mô”. Khi vẽ nên những cảnh quê, tình quê mộc mạc, thuần khiết, ngôn ngữ thơ ông cũng giản dị, tự nhiên như lời nói của người dân quê trong đời sống dân dã, vậy mà vẫn làm chúng ta xao xuyến, bâng khuâng.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã thật chí lý khi cho rằng: “Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”. Người đọc mọi lứa tuổi thuộc thơ Nguyễn Bính, bởi nhiều câu thơ của ông không chỉ gợi được cảnh quê mà còn diễn tả chân thành và xúc động hồn quê bình dị mà thiêng liêng, sâu nặng. Có những bài thơ của ông đã trở thành bài hát ru con, ru cháu, được các bà, các mẹ ngâm nga bên cánh võng để thổ lộ, giãi bày nỗi niềm của chính mình. Nguyễn Bính yêu tha thiết quê hương nhưng cũng là người có nhiều năm tha hương trong cuộc đời. Và như một lẽ tự nhiên, càng xa cách, nỗi nhớ và tình yêu quê hương càng đau đáu, khắc khoải. Nhiều bài thơ ông viết về những người mẹ quê nghèo, những người chị đảm đang, nhân hậu như một phần hình bóng quê hương lam lũ mà thắm đượm nghĩa tình. Nhà thơ xót xa trước nỗi cô đơn của người mẹ: “Xóm Tây bà lão lưng còng/ Có hai con gái lấy
Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sĩ của tình quê, thi sĩ “chân quê”. Mồ côi mẹ rất sớm, mười ba, mười bốn tuổi, Nguyễn Bính phải theo chân anh cả (nhà viết kịch Trúc Đường) ra Hà Nội, Hải Phòng kiếm sống, rồi sau đó vào Huế, vào tận Sài Gòn…sống “kiếp con chim lìa đàn”. Trót “Bỏ lại vườn cam, bỏ mái gianh/ Tôi đi dan díu với kinh thành” (Hoa với rượu) nhưng Nguyễn Bính lại thấy “Bơ vơ trong xứ người xa lạ” (Lá thư về Bắc), xa lạ với văn minh đô thị đến cùng cuộc biến thiên “mưa Âu gió Mỹ”, bày tỏ thái độ bất hoà với thực tại, tìm về với vẻ đẹp “thời trước” của đồng đất mình, quê hương mình. Đó là hai trạng thái tinh thần – cảm xúc chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng.
Hai trạng thái cái tôi lãng mạn của thi sĩ Nguyễn Bính (một cái tôi khắc khoải hướng về không gian làng quê đã mất và một cái tôi lạc loài trong không gian đô thị xa lạ) có thể thấy rõ nhất trong những bài thơ xuân. Chính bởi vào xuân là lúc làng quê tưng bừng sự sống, sức sống hơn lúc nào hết và cũng chính độ xuân gợi nhắc cho người tha hương nỗi niềm sầu xứ hơn bao giờ hết. Điểm lại những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bính, nhiều bài nói trực tiếp đến xuân và Tết như “Mưa xuân”, “Mùa xuân xanh”, “Xuân về”, “Thơ xuân”, “Nhạc xuân”, “Gái xuân”, “Tết của mẹ tôi”, “Xuân tha hương”…, và cả những thi đề tuy không có chữ “xuân” nhưng ý thơ vẫn xoay quanh đề tài mùa xuân (“Cô lái đò”, “Sao chẳng về đây?”, “Hoa với rượu”, “Lá thư về Bắc”, “Hành phương Nam”…) thì ai cũng phải công nhận Nguyễn Bính, trong số các nhà thơ hiện đại, là một trong những người viết nhiều về xuân và Tết hơn cả.
Các nhà phê bình văn học gọi ông là nhà thơ của hồn quê, nhà thơ chân quê, ca sĩ của đồng ruộng. Bởi tấm lòng, tình cảm gắn bó máu thịt của ông với quê hương luôn hiện hữu trong những câu thơ, bài thơ đầy ắp những hình ảnh gần gũi, thân quen về cuộc sống nơi thôn dã. Từ lũy tre làng, giậu mùng tơi, giàn trầu, hàng cau liên phòng đến lối ngõ trải rơm, màu hoa đại, hương gạo tám thơm, men nồng rượu nếp… tất cả đều đẹp đẽ, nên thơ qua cái nhìn, cách nghĩ và cảm xúc của ông. Trên nền những bức tranh quê tươi sáng, thơ mộng ấy, cuộc sống sinh hoạt của người thôn quê được ông khắc họa thật sinh động, rõ nét. Đến với thơ ông, người đọc như được sống trong không gian văn hóa làng quê Bắc Bộ đậm đà bản sắc với những ngày Tết cổ truyền, hội làng, đám hát thâu đêm, những phong tục tập quán, trò chơi, nếp sống xa xưa. Đó là hương vị truyền thống trong “Tết của mẹ tôi”: “Sáng nay mồng một sớm tinh sương/ Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường/ Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi/ Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương”. Đó là cảnh một buổi đi lễ chùa trong “Xuân về”: “Trên đường cát mịn một đôi cô/ Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa/ Gậy trúc dắt bà già tóc bạc/ Tay lần tràng hạt, miệng nam mô”. Khi vẽ nên những cảnh quê, tình quê mộc mạc, thuần khiết, ngôn ngữ thơ ông cũng giản dị, tự nhiên như lời nói của người dân quê trong đời sống dân dã, vậy mà vẫn làm chúng ta xao xuyến, bâng khuâng.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã thật chí lý khi cho rằng: “Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”. Người đọc mọi lứa tuổi thuộc thơ Nguyễn Bính, bởi nhiều câu thơ của ông không chỉ gợi được cảnh quê mà còn diễn tả chân thành và xúc động hồn quê bình dị mà thiêng liêng, sâu nặng. Có những bài thơ của ông đã trở thành bài hát ru con, ru cháu, được các bà, các mẹ ngâm nga bên cánh võng để thổ lộ, giãi bày nỗi niềm của chính mình. Nguyễn Bính yêu tha thiết quê hương nhưng cũng là người có nhiều năm tha hương trong cuộc đời. Và như một lẽ tự nhiên, càng xa cách, nỗi nhớ và tình yêu quê hương càng đau đáu, khắc khoải. Nhiều bài thơ ông viết về những người mẹ quê nghèo, những người chị đảm đang, nhân hậu như một phần hình bóng quê hương lam lũ mà thắm đượm nghĩa tình. Nhà thơ xót xa trước nỗi cô đơn của người mẹ: “Xóm Tây bà lão lưng còng/ Có hai con gái lấy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 138,78KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)