CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA VỀ BÚT DANH NHÀ VĂN
Chia sẻ bởi Phương Loan |
Ngày 12/10/2018 |
253
Chia sẻ tài liệu: CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA VỀ BÚT DANH NHÀ VĂN thuộc Các nhà văn, nhà thơ
Nội dung tài liệu:
2 Chuyện thật như… đùa về bút danh nhà văn
( Chuyện thứ nhất: Tế không Xương, Phương không Quần
Xung quanh cái bút danh nghe nửa Hán nửa nôm của Vũ Quần Phương, có nhiều chuyện vui. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là câu chuyện sau đây:
Lần ấy, căn nhà nhỏ hẹp của nhà thơ Vương Trọng ở khu tập thể Vân Hồ 3 (Hà Nội) liền lúc được đón tiếp hai vị khách quen. Nói “quen” là với chủ nhà chứ bản thân hai người khách này chưa hề biết nhau. Đó là nhà giáo Trần Tế và nhà phê bình văn học Vũ Phương. Trong đầu Vương Trọng chợt nảy ra một ý nghĩ hóm. Ông bèn giới thiệu hai vị với nhau bằng hai câu thơ mới ứng tác:
Đây là Trần Tế (không xương)
Còn kia đích thực Vũ Phương (không quần)
Chủ ý của tác giả nói đã rõ: Đây là Trần Tế chứ không phải Trần Tế Xương (tức nhà thơ Tú Xương). Và kia: Nhà phê bình Vũ Phương chứ không phải nhà thơ kiêm nhà phê bình Vũ Quần Phương. Thật là một cách giới thiệu vui và... độc đáo.
Khi câu chuyện này đến tai nhà thơ Vũ Quần Phương, ông tủm tỉm cười chịu rằng ông bạn đồng nghiệp Vương Trọng “quả là thông minh”.
Nhân thể, ông đã đọc cho nghe một bài thơ ngắn, chỉ có 4 câu, trong đó ông nói rõ lai lịch cái bút danh của mình:
Tên Quần Phương, thân tha phương
Tôi lấy tên quê làm độ đường
Sáu tuổi tiễn cha về với đất
Nấm mộ ven đồng hóa cố hương.
Tuy ngắn nhưng bài thơ đã ký thác được rất nhiều tâm sự của tác giả.
( Chuyện thứ hai: Bút danh “thật” và “giả”
Hai nhà văn: Vũ Bão Và Bão Vũ
Vũ Bão là bút danh của một nhà văn khá thành công trong thể loại truyện hài, mặc dù ngay từ thuở lọt lòng, ông đã được cụ nội đặt cho cái tên rất ngay ngắn, nghiêm trang là... Phạm Thế Hệ.
Phạm Thế Hệ thuộc lớp người trưởng thành khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cam go nhất. Sẵn hào khí tuổi trẻ trong mình, nên khi nhìn sang các bạn viết cùng trang lứa, ông không khỏi cảm thấy bị “mê hoặc” bởi các bút danh tuy chỉ được ghép bằng những chữ nôm thôi, song ý nghĩa thì đậm tinh thần lạc quan Cách mạng. Ấy là Thép Mới, là Tre Xanh, là Lửa Hồng, là... Vốn sẵn định kiến với cái tên mang dấu ấn Hán ngữ của mình, chẳng khó khăn gì mà cây bút trẻ không xoay xỏa cho mình một bút danh. Và thế là cái tên Vũ Bão chính thức “trình làng” từ đây.
Nhưng rồi, niềm vui ngắn chẳng tày gang, không ai khác mà chính cụ thân sinh ra Vũ Bão đã “mở mắt” cho ông thấy, ông đã “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, bởi chữ “Bão” tiếng vậy nhưng lại là chữ Hán. Nó có nghĩa là “no” (trong câu “thực vô cầu bão”, nghĩa là ăn chẳng cầu no), chứ không chỉ đơn giản như ông nghĩ “Bão” là “gió bão”. Tuy nhiên, khi “ngộ” ra điều này thì cuốn tiểu thuyết “Sắp cưới” của Vũ Bão đang bị xem là “có vấn đề”, bị báo chí lên tiếng chỉ trích (sau Đổi mới, cuốn tiểu thuyết đã được NXB Phụ nữ tái bản với số lượng lớn). Trong tình cảnh ấy, nếu ông chọn cho mình một cái bút danh khác e bạn bè thân hữu hiểu lầm là tác giả có ý “bỏ của chạy lấy người”. Bởi vậy ông đành cắn răng giữ lại cái bút danh này.
Nhà văn Vũ Bão tâm sự: Càng cứng tuổi, ông càng nhận chân ra một điều: Cái tên Phạm Thế Hệ thoạt nghe có vẻ... ngang tàng, song kỳ thực cái tên Vũ Bão còn... ngang tàng hơn. Điều này làm ông có lúc cảm thấy ân hận, hối tiếc phút “hăng tiết vịt” của mình. Bây giờ, đi đâu nghe người ta giới thiệu tên mình là Vũ Bão, ông không khỏi có cảm giác sượng sùng, ngài ngại, vì cái tên nghe thì “hùng dũng” vậy, song bên ngoài thì lại là một ông già vóc dáng thấp bé nhẹ cân, bước chân tập tà tập tễnh, nói chung là “rất núng thế”. Ông không muốn mọi người bất ngờ về “nghịch cảnh” ấy.
Xung quanh bút danh Vũ Bão cũng lắm chuyện hài. Gần đây nhất là chuyện một ông kiến trúc sư tên khai sinh là Vũ Bão, nhưng vì nổi máu viết văn và thấy trước mình đã có “sư huynh” Vũ Bão án ngữ rồi, nên để khỏi phiền toái đã đổi tên bút danh mình thành Bão Vũ. Hiện tác giả Bão Vũ cũng đã trở
( Chuyện thứ nhất: Tế không Xương, Phương không Quần
Xung quanh cái bút danh nghe nửa Hán nửa nôm của Vũ Quần Phương, có nhiều chuyện vui. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là câu chuyện sau đây:
Lần ấy, căn nhà nhỏ hẹp của nhà thơ Vương Trọng ở khu tập thể Vân Hồ 3 (Hà Nội) liền lúc được đón tiếp hai vị khách quen. Nói “quen” là với chủ nhà chứ bản thân hai người khách này chưa hề biết nhau. Đó là nhà giáo Trần Tế và nhà phê bình văn học Vũ Phương. Trong đầu Vương Trọng chợt nảy ra một ý nghĩ hóm. Ông bèn giới thiệu hai vị với nhau bằng hai câu thơ mới ứng tác:
Đây là Trần Tế (không xương)
Còn kia đích thực Vũ Phương (không quần)
Chủ ý của tác giả nói đã rõ: Đây là Trần Tế chứ không phải Trần Tế Xương (tức nhà thơ Tú Xương). Và kia: Nhà phê bình Vũ Phương chứ không phải nhà thơ kiêm nhà phê bình Vũ Quần Phương. Thật là một cách giới thiệu vui và... độc đáo.
Khi câu chuyện này đến tai nhà thơ Vũ Quần Phương, ông tủm tỉm cười chịu rằng ông bạn đồng nghiệp Vương Trọng “quả là thông minh”.
Nhân thể, ông đã đọc cho nghe một bài thơ ngắn, chỉ có 4 câu, trong đó ông nói rõ lai lịch cái bút danh của mình:
Tên Quần Phương, thân tha phương
Tôi lấy tên quê làm độ đường
Sáu tuổi tiễn cha về với đất
Nấm mộ ven đồng hóa cố hương.
Tuy ngắn nhưng bài thơ đã ký thác được rất nhiều tâm sự của tác giả.
( Chuyện thứ hai: Bút danh “thật” và “giả”
Hai nhà văn: Vũ Bão Và Bão Vũ
Vũ Bão là bút danh của một nhà văn khá thành công trong thể loại truyện hài, mặc dù ngay từ thuở lọt lòng, ông đã được cụ nội đặt cho cái tên rất ngay ngắn, nghiêm trang là... Phạm Thế Hệ.
Phạm Thế Hệ thuộc lớp người trưởng thành khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cam go nhất. Sẵn hào khí tuổi trẻ trong mình, nên khi nhìn sang các bạn viết cùng trang lứa, ông không khỏi cảm thấy bị “mê hoặc” bởi các bút danh tuy chỉ được ghép bằng những chữ nôm thôi, song ý nghĩa thì đậm tinh thần lạc quan Cách mạng. Ấy là Thép Mới, là Tre Xanh, là Lửa Hồng, là... Vốn sẵn định kiến với cái tên mang dấu ấn Hán ngữ của mình, chẳng khó khăn gì mà cây bút trẻ không xoay xỏa cho mình một bút danh. Và thế là cái tên Vũ Bão chính thức “trình làng” từ đây.
Nhưng rồi, niềm vui ngắn chẳng tày gang, không ai khác mà chính cụ thân sinh ra Vũ Bão đã “mở mắt” cho ông thấy, ông đã “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, bởi chữ “Bão” tiếng vậy nhưng lại là chữ Hán. Nó có nghĩa là “no” (trong câu “thực vô cầu bão”, nghĩa là ăn chẳng cầu no), chứ không chỉ đơn giản như ông nghĩ “Bão” là “gió bão”. Tuy nhiên, khi “ngộ” ra điều này thì cuốn tiểu thuyết “Sắp cưới” của Vũ Bão đang bị xem là “có vấn đề”, bị báo chí lên tiếng chỉ trích (sau Đổi mới, cuốn tiểu thuyết đã được NXB Phụ nữ tái bản với số lượng lớn). Trong tình cảnh ấy, nếu ông chọn cho mình một cái bút danh khác e bạn bè thân hữu hiểu lầm là tác giả có ý “bỏ của chạy lấy người”. Bởi vậy ông đành cắn răng giữ lại cái bút danh này.
Nhà văn Vũ Bão tâm sự: Càng cứng tuổi, ông càng nhận chân ra một điều: Cái tên Phạm Thế Hệ thoạt nghe có vẻ... ngang tàng, song kỳ thực cái tên Vũ Bão còn... ngang tàng hơn. Điều này làm ông có lúc cảm thấy ân hận, hối tiếc phút “hăng tiết vịt” của mình. Bây giờ, đi đâu nghe người ta giới thiệu tên mình là Vũ Bão, ông không khỏi có cảm giác sượng sùng, ngài ngại, vì cái tên nghe thì “hùng dũng” vậy, song bên ngoài thì lại là một ông già vóc dáng thấp bé nhẹ cân, bước chân tập tà tập tễnh, nói chung là “rất núng thế”. Ông không muốn mọi người bất ngờ về “nghịch cảnh” ấy.
Xung quanh bút danh Vũ Bão cũng lắm chuyện hài. Gần đây nhất là chuyện một ông kiến trúc sư tên khai sinh là Vũ Bão, nhưng vì nổi máu viết văn và thấy trước mình đã có “sư huynh” Vũ Bão án ngữ rồi, nên để khỏi phiền toái đã đổi tên bút danh mình thành Bão Vũ. Hiện tác giả Bão Vũ cũng đã trở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phương Loan
Dung lượng: 59,73KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)