Tiết 11 - Nguồn âm - Vật lý 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Song | Ngày 14/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tiết 11 - Nguồn âm - Vật lý 7 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Ngày day :23/ 10 / 2014

Tiết:11 BÀI 10 : NGUỒN ÂM


I/MỤC TIÊU :
Kiến thức:
+ Hiểu được đặc điểm chung của các nguồn âm là dao động
+ Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
Kỹ năng:
+ Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
+Giải thích được các hiện tượng vật lý đơn giản trong cuộc sống, trong tự nhiện
Thái độ: Yêu thích môn học, có tinh thần hợp tác, tham gia làm các TN tích cực để xây dựng bài
*GDMT:- Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá .
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên : Dụng cụ cho mỗi nhóm:
1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy, 1 mẩu lá chuối (hoặc bao ni lông) 1 cốc thủy tinh không, 1 cốc thủy tinh có nước, 1 quả cầu, giá thí nghiệm.
2.Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài học, liên hệ thực tế về những vật phát ra được âm.
III. PHƯƠNG PHÁP.
-Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
IV/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp (1ph)
- Điểm danh học sinh trong lớp :
2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3.Giảng bài mới :
- Giới thiệu bài (1 ph):GV: Đặt vấn đề: Chúng ta vẫn thường nói chuyện với nhau, lắng nghe những âm thanh phát ra như tiếng đàn du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ồn ào ngoài đường phố. Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? Những vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? Khi nào thì vật phát ra âm trầm, âm bổng? Âm truyền qua được những môi trường nào? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? Chương II: Âm học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề này.
-Trước tiên các em hãy theo dõi câu chuyện sau : (GV đưa câu chuyện lên màn chiếu).(5 phút)
Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong dịp Trung thu nhà trường đã tổ chức cuộc thi múa lân để tạo không khí vui tươi trong học tập. Lớp 7/2 của Bạn Nam cũng tham gia dự thi. Bạn Nam phụ trách đánh trống cho các bạn múa. Trong khi biểu diễn trống đang kêu bỗng có một chiếc lá rơi trên mặt trống và nhảy tung tăng. Bạn Nam ngạc nhiên không hiểu vì sao chiếc lá lại nhảy được trên mặt trống khi trống đang kêu. Các em hãy giúp bạn Nam giải quyết hiện tượng trên”.
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó.
+GV ghi bảng và chiếu trên màn chiếu : Bài 10 – Nguồn âm
- Tiến trình bài dạy :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

Hoạt động 1 : Nhận biết nguồn âm

6 phút
 GV: Yêu cầu HS đọc câu C1, sau đó giữ im lặng để trả lời câu hỏi C1.
GV: Thông báo cho HS: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về nguồn âm trong đời sống hàng ngày.
HS: Đọc câu C1 trong SGK, và giữ im lặng lắng nghe âm thanh để trả lời câu hỏi C1.
+ Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C2: cái trống, cây đàn,….
I.Nhận biết nguồn âm:
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm

22
phút
B1: Tình huống xuất phát
Giáo viên làm thí nghiệm gõ vào một số vật để phát ra âm, rồi cũng gõ vào một số vật đó nhưng không phát ra âm, rồi hỏi: Tại sao có những vật gõ vào thì phát ra âm, có những vật gõ không phát ra âm. Em hãy suy nghĩ xem để phát ra âm thì phải có đặc điểm chung gì?
B3: Đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm
-Em hãy nghĩ cách tiến hành thí nghiệm xem có phải muốn vật phát ra âm thì vật đó phải rung động không?
-Chốt lại các phương án thí nghiệm
B4: Tiến hành TN kiểm tra
-Cho HS làm các thí nghiệm như SGK


B5: Rút ra kết luận
-Qua các thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?

-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Song
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)