Tham luan về BDHSG
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Hạnh |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: tham luan về BDHSG thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BDHSG
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các đồng chí cán bộ, giáo viên trong hội đồng!
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch năm học mà đồng chí hiệu trưởng đã nêu . Sau đây tôi xin có một vài ý kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Người xưa đã từng nói: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành giáo dục Yên Mô nói chung, trường THCS Yên Mỹ nói riêng đã luôn chú trọng đến mũi nhọn học sinh giỏi và đã đạt được một số thành tích đáng kể.
Trong năm học 2011-2012 Đ/c Thơm có 1 HSG cấp tỉnh môn Toán…
Theo bản kế hoạch mà trường đã xây dựng thì một trong những điểm nhấn của trường trong năm học này là đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi. Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn toán, tôi xin đưa ra một số giải pháp để góp phần làm tốt nhiệm vụ BDHSG như sau:
1. Cần làm tốt việc phát hiện học sinh giỏi. Theo tôi, việc này cần được giáo viên thực hiện ngay từ đầu năm học lớp 6. Từ đó lồng ghép BDHSG song song với việc dạy các đối tượng HS khác. Trong từng tiết dạy có đối tượng HSG, giáo viên cần có những câu hỏi hay, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Công việc đó đòi hỏi giáo viên phải duy trì thường xuyên, liên tục để không những giúp học sinh ôn luyện, hệ thống kiến thức đã học mà còn giúp các em mở rộng kiến thức và phát triển tư duy. Thực tế nhiều năm cho thấy, nếu chất lượng ở lớp đại trà tốt thì kết quả học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh sẽ cao.
2. Giáo viên tham gia BDHSG cần phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6 theo hướng ổn định, biết hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Giáo viên phải nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp cũng như việc lựa chọn tài liệu giảng dạy.
3. GV BDHSG cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy đối tượng HSG để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết năng lực của mình.
4. Đối với học sinh:
- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học
sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
Tôi nghĩ rằng Người thầy giáo có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, các em HS có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học HS.
Sau đây, tôi xin có một số đề xuất:
1.Trường nên tổ chức thêm nhiều sân chơi cho đối tượng học sinh khá giỏi như: Thi văn hay – chữ tốt; thi giải toán nhanh, …
2. Trường nên mua bổ sung kịp thời những tài liệu nâng cao mới để giúp giáo viên cập nhật những nội dung mới để đưa vào giảng dạy.
3. Nhà trường nên phối hợp với hội phụ huynh để có những hình thức khen thưởng có thể biểu dương những học sinh có thành tích cao trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh để các em cảm thấy tự hào và càng quyết tâm phấn đấu hơn nữa đồng thời để khích lệ các học sinh khác noi theo.
4. Nhà trường cần có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi kịp thời, và coi việc BDHSG ở tất cả các khối đều quan trọng như nhau vì có HSG lớp 6,7,8 thì mới có nguồn cho lớp 9, “có gốc thì mới có ngọn mà”.
Thưa các đồng chí, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn, đòi hỏi giáo viên tham gia bồi dưỡng, giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trường phải tốn nhiều công sức, trí tuệ, đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài.
Tuy nhiên kết quả của công tác này còn tùy thuộc vào một số yếu tố khách quan khác. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong hội đồng để chất lượng học sinh giỏi cấp huyện
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các đồng chí cán bộ, giáo viên trong hội đồng!
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch năm học mà đồng chí hiệu trưởng đã nêu . Sau đây tôi xin có một vài ý kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Người xưa đã từng nói: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành giáo dục Yên Mô nói chung, trường THCS Yên Mỹ nói riêng đã luôn chú trọng đến mũi nhọn học sinh giỏi và đã đạt được một số thành tích đáng kể.
Trong năm học 2011-2012 Đ/c Thơm có 1 HSG cấp tỉnh môn Toán…
Theo bản kế hoạch mà trường đã xây dựng thì một trong những điểm nhấn của trường trong năm học này là đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi. Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn toán, tôi xin đưa ra một số giải pháp để góp phần làm tốt nhiệm vụ BDHSG như sau:
1. Cần làm tốt việc phát hiện học sinh giỏi. Theo tôi, việc này cần được giáo viên thực hiện ngay từ đầu năm học lớp 6. Từ đó lồng ghép BDHSG song song với việc dạy các đối tượng HS khác. Trong từng tiết dạy có đối tượng HSG, giáo viên cần có những câu hỏi hay, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Công việc đó đòi hỏi giáo viên phải duy trì thường xuyên, liên tục để không những giúp học sinh ôn luyện, hệ thống kiến thức đã học mà còn giúp các em mở rộng kiến thức và phát triển tư duy. Thực tế nhiều năm cho thấy, nếu chất lượng ở lớp đại trà tốt thì kết quả học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh sẽ cao.
2. Giáo viên tham gia BDHSG cần phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6 theo hướng ổn định, biết hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Giáo viên phải nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp cũng như việc lựa chọn tài liệu giảng dạy.
3. GV BDHSG cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy đối tượng HSG để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết năng lực của mình.
4. Đối với học sinh:
- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học
sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
Tôi nghĩ rằng Người thầy giáo có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, các em HS có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học HS.
Sau đây, tôi xin có một số đề xuất:
1.Trường nên tổ chức thêm nhiều sân chơi cho đối tượng học sinh khá giỏi như: Thi văn hay – chữ tốt; thi giải toán nhanh, …
2. Trường nên mua bổ sung kịp thời những tài liệu nâng cao mới để giúp giáo viên cập nhật những nội dung mới để đưa vào giảng dạy.
3. Nhà trường nên phối hợp với hội phụ huynh để có những hình thức khen thưởng có thể biểu dương những học sinh có thành tích cao trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh để các em cảm thấy tự hào và càng quyết tâm phấn đấu hơn nữa đồng thời để khích lệ các học sinh khác noi theo.
4. Nhà trường cần có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi kịp thời, và coi việc BDHSG ở tất cả các khối đều quan trọng như nhau vì có HSG lớp 6,7,8 thì mới có nguồn cho lớp 9, “có gốc thì mới có ngọn mà”.
Thưa các đồng chí, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn, đòi hỏi giáo viên tham gia bồi dưỡng, giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trường phải tốn nhiều công sức, trí tuệ, đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài.
Tuy nhiên kết quả của công tác này còn tùy thuộc vào một số yếu tố khách quan khác. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong hội đồng để chất lượng học sinh giỏi cấp huyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: 36,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)