Tài liệu mới nhất cho đối tg HS dân tộc thiếu số
Chia sẻ bởi Nông Thị Bích Diệp |
Ngày 14/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu mới nhất cho đối tg HS dân tộc thiếu số thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG MÔN VẬT LÝ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
-Đường lối chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta là: Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đó là mục tiêu lâu dài mà chúng ta cần đạt được.
-Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ra đời đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực (để tiếp tục học lên trở thành cán bộ chủ chốt của các dân tộc ít người) đang phát huy tác dụng.
-Các trường PTDTNT nói riêng, bán trú nói chung đang dần được nâng cấp.
Dự án THCS II đã xây 72 hệ thống phòng học bộ môn (PHBM) hiện đại cho 72 trường, trong đó có 65 trường của 63 tỉnh và 7 trường PTDTNT, ngoài ra Dự án còn xây nhiều trường bán trú miền núi và trường vùng dân tộc thiểu số. Các trường này cũng được trang bị các thiết bị dạy học (TBDH) hiện đại và 170 trường DTNT và bán trú được trang bị thêm hệ thống máy bơm nước và bình chứa nước ngọt cho học sinh dân tộc (HSDT).
-Có một thực tế là số lượng các trường PTDTNT càng tăng lên thì chất lượng như có vẻ giảm đi. Theo tôi có hai lí do: Thứ nhất là Chương trình và SGK mới được viết ở trình độ cao hơn CT và SGK cũ –đó là điều tất nhiên, do đó có thể khá mới mẻ với HSDT; Thứ 2 là nếu so sánh với trình độ chung của HS toàn quốc thì rõ ràng những yếu kém của HSDT được bọc lộ. Sự thể hiện này quá rõ qua kết quả thi tốt nghiệp hàng năm và qua kết quả thi tuyển sinh Đại học. Nhà nước phải vận dụng chế độ cử tuyển đề bù đắp sự chênh lệch đó.
Có nhiều nguyên nhân
1.HSDT học cấp THCS gặp nhiều khó khăn do thiếu các điều kiện học tập, trình độ học vấn và khả năng nhận thức còn thấp …trong khi chương trình và SGK THCS mới được viết cho đối tượng HS với trình độ phát triển chung của toàn quốc nên khi theo học chương trình THCS thống nhất, HSDT gặp khó khăn, nhất là các môn thực nghiệm như môn Vật lí.
2.Tài liệu hướng dẫn giáo viên (GV) đang sử dụng cũng là tài liệu dùng chung cho toàn quốc mà chưa tính đến đặc điểm vùng miền, nhất là vùng núi và dân tộc nên còn một số vấn đề chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSDT.
3.Về TBDH vật lí theo đánh giá chung, số lượng TBDH vật lí cho các trường THCS miền núi được trang bị ít hơn các trường THCS miền xuôi và hơn nữa do khí hậu khắc nghiệt nên TBDH mau hỏng hơn và kém chính xác hơn khi tiến hành thí nghiệm, nhiều trường THCS lại không có phòng thí nghiệm riêng nên TBDH lại càng mau hỏng, nhất là các TBDH điện tử như máy tính, các máy móc cần sử dụng điện.
4.Tuy GV vùng dân tộc đã đạt chuẩn (trình độ cao đẳng), nhưng thiếu tài liệu và ít được đào tạo lại và đào tạo thường xuyên, nhất là các ứng dụng CNTT và truyền thông nên việc thiết kế các bài dạy nhiều khi chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSDT.
Vì vậy rất cần phải có tập tài liệu hỗ trợ GV đang dạy ở các trường PTDTNT có thể tổ chức biên soạn bài dạy phù hợp với đặc điểm nhận thức HSDT góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học ở vùng DT.
II. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU
GV dạy vật lí THCS ở vùng dân tộc, nơi có phần lớn HS là người DT thiểu số theo học
III. NỘI DUNG TÀI LIỆU
Tài liệu gồm 2 phần
Phần 1: Những vấn đề chung
Phần 2: Hướng dẫn cụ thể
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Hiện nay giáo viên vật lí cấp THCS đã có tài liệu về “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn vật lí THCS”, tài liệu “Một số vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí trường THCS” và một số GV miền núi có thêm tài liệu “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”
CHƯƠNG I. ĐIỂM QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Tài liệu 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH MÔN VẬT LÍ THCS (2008)
Tài liệu này do Dự án THCS II biên soạn và in, cung cấp cho mỗi trường THCS 1 cuốn. Dự án THCS II đã tổ chức tập huấn theo hình thức phân tầng, đó là đã tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán môn Vật Lí của các tỉnh thành và các tỉnh thành đã tập huấn đến tất cả GV vật lí
TRONG MÔN VẬT LÝ
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
-Đường lối chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta là: Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đó là mục tiêu lâu dài mà chúng ta cần đạt được.
-Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ra đời đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực (để tiếp tục học lên trở thành cán bộ chủ chốt của các dân tộc ít người) đang phát huy tác dụng.
-Các trường PTDTNT nói riêng, bán trú nói chung đang dần được nâng cấp.
Dự án THCS II đã xây 72 hệ thống phòng học bộ môn (PHBM) hiện đại cho 72 trường, trong đó có 65 trường của 63 tỉnh và 7 trường PTDTNT, ngoài ra Dự án còn xây nhiều trường bán trú miền núi và trường vùng dân tộc thiểu số. Các trường này cũng được trang bị các thiết bị dạy học (TBDH) hiện đại và 170 trường DTNT và bán trú được trang bị thêm hệ thống máy bơm nước và bình chứa nước ngọt cho học sinh dân tộc (HSDT).
-Có một thực tế là số lượng các trường PTDTNT càng tăng lên thì chất lượng như có vẻ giảm đi. Theo tôi có hai lí do: Thứ nhất là Chương trình và SGK mới được viết ở trình độ cao hơn CT và SGK cũ –đó là điều tất nhiên, do đó có thể khá mới mẻ với HSDT; Thứ 2 là nếu so sánh với trình độ chung của HS toàn quốc thì rõ ràng những yếu kém của HSDT được bọc lộ. Sự thể hiện này quá rõ qua kết quả thi tốt nghiệp hàng năm và qua kết quả thi tuyển sinh Đại học. Nhà nước phải vận dụng chế độ cử tuyển đề bù đắp sự chênh lệch đó.
Có nhiều nguyên nhân
1.HSDT học cấp THCS gặp nhiều khó khăn do thiếu các điều kiện học tập, trình độ học vấn và khả năng nhận thức còn thấp …trong khi chương trình và SGK THCS mới được viết cho đối tượng HS với trình độ phát triển chung của toàn quốc nên khi theo học chương trình THCS thống nhất, HSDT gặp khó khăn, nhất là các môn thực nghiệm như môn Vật lí.
2.Tài liệu hướng dẫn giáo viên (GV) đang sử dụng cũng là tài liệu dùng chung cho toàn quốc mà chưa tính đến đặc điểm vùng miền, nhất là vùng núi và dân tộc nên còn một số vấn đề chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSDT.
3.Về TBDH vật lí theo đánh giá chung, số lượng TBDH vật lí cho các trường THCS miền núi được trang bị ít hơn các trường THCS miền xuôi và hơn nữa do khí hậu khắc nghiệt nên TBDH mau hỏng hơn và kém chính xác hơn khi tiến hành thí nghiệm, nhiều trường THCS lại không có phòng thí nghiệm riêng nên TBDH lại càng mau hỏng, nhất là các TBDH điện tử như máy tính, các máy móc cần sử dụng điện.
4.Tuy GV vùng dân tộc đã đạt chuẩn (trình độ cao đẳng), nhưng thiếu tài liệu và ít được đào tạo lại và đào tạo thường xuyên, nhất là các ứng dụng CNTT và truyền thông nên việc thiết kế các bài dạy nhiều khi chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSDT.
Vì vậy rất cần phải có tập tài liệu hỗ trợ GV đang dạy ở các trường PTDTNT có thể tổ chức biên soạn bài dạy phù hợp với đặc điểm nhận thức HSDT góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học ở vùng DT.
II. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU
GV dạy vật lí THCS ở vùng dân tộc, nơi có phần lớn HS là người DT thiểu số theo học
III. NỘI DUNG TÀI LIỆU
Tài liệu gồm 2 phần
Phần 1: Những vấn đề chung
Phần 2: Hướng dẫn cụ thể
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Hiện nay giáo viên vật lí cấp THCS đã có tài liệu về “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn vật lí THCS”, tài liệu “Một số vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí trường THCS” và một số GV miền núi có thêm tài liệu “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”
CHƯƠNG I. ĐIỂM QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Tài liệu 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH MÔN VẬT LÍ THCS (2008)
Tài liệu này do Dự án THCS II biên soạn và in, cung cấp cho mỗi trường THCS 1 cuốn. Dự án THCS II đã tổ chức tập huấn theo hình thức phân tầng, đó là đã tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán môn Vật Lí của các tỉnh thành và các tỉnh thành đã tập huấn đến tất cả GV vật lí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nông Thị Bích Diệp
Dung lượng: 3,34MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)