Suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Chia sẻ bởi Lưu Công Hoàn | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
Nguyễn Trí Dũng
Nhiều người Việt Nam ở nước ngoài vẫn thường trăn trở với nền giáo dục nước nhà, sau đây là một số suy nghĩ nhận xét riêng cá nhân về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo những con người hữu ích cho xã hội, phải có kiến thức kỹ năng sáng tạo phù hợp với kỷ nguyên phát triển hội nhập, nhưng đồng thời cũng phải có ý thức dân tộc phục vụ cống hiến cho xã hội và phải có sức khoẻ để lao động. Cả ba yêu cầu đào tạo này là một quá trình công phu lâu dài từ một đứa trẻ mới sinh cho đến tuổi trưởng thành. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang mang căn bệnh nan giải có nguy cơ đe dọa cả tương lai của dân tộc. Đây là căn bệnh chạy theo thành tích ảo, chạy theo bằng cấp, chỉ lo đào tạo cái thầy biết hoặc trường muốn dạy chứ không đào tạo cái xã hội cần.
- Sự nghiệp giáo dục Việt Nam phải thực sự bắt tay lại từ cơ bản, từ nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học. Từ năm 1993, tôi đã vận động và cố vấn hợp tác xây dựng trường nhà trẻ có tiêu chuẩn quốc tế, đó là Trường Nhà Trẻ 19/5 đường Nguyễn Đình Chiểu, và nhà trẻ Hoa Dừa ở Bến Tre. Cả hai trường là tiêu chuẩn mẫu mực cho đô thị và nông thôn. Động cơ của việc làm này từ suy nghĩ muốn góp ý “Giáo dục phải đào tạo và phải thực sự bắt đầu từ tuổi ấu thơ”. Nhu cầu xây dựng đại học có chất lượng cao rất cần thiết cho sự nghiệp phát triển đất nước, nhưng chắc chắn không phải là giải pháp “riêng lẻ” đơn độc mang tính “thần dược” hay “bùa hộ mạng” cứu chữa mọi căn bệnh. Vấn đề giáo dục nhà trẻ không được quan tâm đúng mức đã được báo chí phản ánh trong nhiều năm qua. Nếu chất lượng đầu vào đại học không thật tốt thì không có chương trình đại học nào có thể cho một đầu ra thật tốt được. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp “Trồng người mất trăm năm” như Bác Hồ đã nói. Nếu học sinh không được đào tạo trong suốt quá trình từ nhà trẻ đến cấp cao hơn để có kỹ năng cần thiết và ý thức cống hiến và có sức khoẻ thì khi ra trường chỉ có tấm bằng cầm tay “biết chữ mà không biết làm” và làm những việc hoàn toàn không liên quan đến những gì mình đầu tư học tập.
- Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất lượng cao”, riêng tôi có suy nghĩ cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện “cần có”, nhưng điều kiện “đủ” là chúng ta phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn đề quan trọng là thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hàng loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình độ kỹ thuật của kỹ sư? Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề mình đã học, đó là một sự lãng phí lớn. Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo đạt bằng TOEFL này, TOEIC kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn. Trong khi cha ông ta ngày xưa số lượng ông Cử đếm trên đầu ngón tay nhưng đào tạo người nào ra người nấy. Họ không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà còn giỏi thơ văn, rành văn hóa nước nhà. Vì sao lại có nghịch lý như thế? Hiện nay chúng ta cũng không có một ngành thống kê thực tế phục vụ nghiên cứu chính sách. Xây dựng trường đại học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ”. Trên thế giới người ta rất quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Tôi cho rằng phải xây dựng đồng bộ từ dưới lên. Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà sinh viên không chịu học kỹ thuật, chỉ tập trung không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội “chấp nhận” thì làm sao phát triển công nghiệp, làm sao hiện đại hoá đất nước? Việt Nam muốn phát triển nền khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng.
- Nền giáo dục chúng ta có thể xem như đang mắc bệnh mà không chữa trị, đua nhau nhồi nhét học thuộc lòng theo sách vở để có điểm cao mà sách chưa chuẩn, năm nào thi cử cũng gian lận, đề thi sai, trẻ con thì bị bỏ mặc lang thang trên đường phố, ma túy trong học đường, ý thức công dân rất kém. Càng nói càng thấy nguy cơ, nhưng không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Công Hoàn
Dung lượng: 41,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)