Sáng kiến kinh nghiệm: Tác động tích cực đến ba đối tượng học sinh trong giờ dạy Toán

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Dân | Ngày 14/10/2018 | 281

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm: Tác động tích cực đến ba đối tượng học sinh trong giờ dạy Toán thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Lí do chọn đề tài
` Qua quá trình dạy học tôi thấy người giáo viên toán cần có trách nhiệm để mọi học sinh đều tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình qui định .phát hiện những em học khhá đầu tư cho các em kiến thức mở rộng ,nâg cao.
Chính vì vậy tôi luôn thường xuyên theo dõi, điều tra kiểm tra để phân loại học sinh trong lớp ra làm ba đối tượng (Khá , tb, yếu ) và có những yêu cầu khác nhauvận dụng phương pháp dạy khác nhau đối với từng đối tượng .
Các câu hỏi tôi đưa ra phù hợp với trình sđộ học sinh ,không dập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn và dựa vào đó tôi chẻ nhỏ chế bién phù hợp với học sinh của lớp. Chính vì thế mà các em học sinh lớp tôi rất hứng thú say sưa học tập .Đến nay các em đã tiến bộ rõ rệt .
Điều đó đã giúp tôi nghiên cứu thành công đề tài này.
Phạm vi và thời gian thực hiện dề tài :Đề tài được thực hiện ngay từ đầu năm học và ở lớp 7b ,7c,7d.
Qua khảo sát đàu năm kết quả của các em như sau :
Đối tượng
Lớp
Khá
TB
Yếu

7b
5 %
65%
30%

7c
0%
60%
40%

7d
0%
60%
40%


biện pháp thực hiện

Đối với học sinh kém không nắm được kĩ năng cơ bản. Từng bước ta làm như sau :
1:Trước hết tìm ra nguyên nhân học kém toán ở các em và phân biệt :
+Những em học kém toán vì có ít năng lực
+Vì gia đình khó khăn không có điều kiện đi học.
+Vì có vướng mắc vì tư tưởng .
+Hoặc quá ham thích một hoạt động khác.
Từ đó có những biện pháp giáo dục và giúp đỡ các em thích hợp.
2: Tìm ra mọi cách để xây dựng cho các em lòng tự tin ở khả năng của mình từ đó cố gắng học tạp tiến tới hứng thú học tập.
+Kiểm tra bằng những hình thức để kịp thời biểu dương tiến bộ nhỏ của các em khen ,ngợi các em .
+ Làm nhiều bài tập dạng áp dụng để luyện tập kĩ năng
3: Biện pháp cơ bản là giúp các em phương pháp suy nghĩ ,phương pháp học tập ,tạo cho các em tốc độ học chậm học kĩ .
+ Những bài tập ,những câu hỏi vừa trình độ để nâng dần các em lên .
+ Thường xuyên ôn tập để củng cố kiến thức đã học và cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức mới .
+ Hạn chế cho học sinh kém làm thêm bài tập ngoài những bài các em làm cùng cả lớp vì như vậy các em làm việc quá nhiều .
Hợp lí hơn là chỉ cho các em những câu hướng dẫn hoặc những bài toán phụ nhằm giúp các em làm những bài tương đối khó ra chung cho cả lớp .
4-Cùng cới việc quan tâm giúp đỡ học sinh kém cần phát hiện những em có năng lực về môn toán là vô cùng quan trọng .
+ Phát triển ở các em lòng ham thích hứng thú say sưa học toán .
+ Thường xuyên giáo dục các em đức tính kiên trì, tỉ mỉ ,cẩn thận chu đáo ,khiêm tốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn .
+ Các em này thường đặc biệt thích giải những bài toán khó ,các bài toán đồi hỏi có sáng tạo ,nhưng lại hay coi nhẹ việc học lí thuyết ,coi nhẹ những bài toán cơ bản ,thông thường trong sách giáo khoa . Chính vì vậy một số em không nắm chắc kiến thức cơ bản hoặc không có kĩ năng thành thạo về tính toán vẽ hình .
+ Điều đó trong giáo dục tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để học sinh khai thác được những khía cạnh khác nhau của bài toán đơn giản . Học thật chắc kiến thức sách giáo khoa , làm đầy đủ những bài tập sách giáo khoa trước khi làm bài toán khó .
+ Khuyến khích các em thực hành toán học .
5 : Chính vì vậy khi dạy tôi thường chú ý các điểm sau :
+ Phát huy cao độ tính tư duy tích cực, độc lập của học sinh .
+ Đây là vấn đề quan trọng một mặt vì nó thực hiện mục tiêu của nhà trường là đào tạo người lao động sáng tạo làm chủ đất nước .Mặt khác vì thời đại ngày nay đòi hỏi con người phải luôn tự học ,tự bồi dưỡng kiến thức của mình để khỏi lạc hậu với cuộc sống . Vì vậy phải :
"Dạy thế nào cho người học trò có khả năng độc lập suy nghĩ giúp cho trí thông minh của họ phát triển chứ không phải giúp cho họ có trí nhớ . Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là giúp họ phát triển trí thông minh sáng tạo ."
Lời trích của Phạm Văn Đồng- XBGD Hà Nội .
+ Dạy và học là hai mặt của một quá trình thống nhất ,mà cái quan trọng là cái đích của học sinh . Việc dạy của thầy nhằm hướng dẫn ,điều khiển thúc đẩy việc học của trò đạt kết quả tốt . Và đó là :Tiêu chuẩn đánh giá phương pháp dạy của thầy .
Tôi nghĩ rằng quá trình dạy rất phong phú ,rất phức tạp đòi hỏi người thầy phải vận dụng linh hoạt rất nhiều phương pháp dạy khác nhau không nhất thiết phải gò bó vào một sự phân loại nào .
Tôi luôn thấu triệt mục đích dạy của bộ môn . Do đó tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp :
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp tập dượt nghiên cứu
+ Phương pháp làm việc với sách
+ Kiểm tra kết quả học tập của học sinh
+ Phương pháp dạy học chương trình hóa ...
Qua quá trình dạy tôi thấy rằng môn toán có khả năng to lớn phát triển trí tuệ của học sinh qua việc rèn luyện các thao tác tư duy ,mcác phẩm chất trí tuệ .
+ Tôi luôn rèn luyện cho học sinh tư duy độc lập sáng tạo , thường xuyên hướng dẫn học sinh tập dượt nghiên cứu .
Trong khi tập luyện cho học sinh áp dụng thành thạo một qui tắc nào đó tôi luôn chú ý lựa chọn một số thí dụ ,bài tập có cách giải riêng đơn giản hơn là là áp dụng qui tắc tổng quát đã học .
+ Ví dụ : So sánh và 
Ta có  =
 =
Vì  >  Nên  >
Nhưng có thể linh hoạt bằng cách :
Ta có :  >  > 
Vậy :  > 
Những bài tập như vậy có tác dụng rất lớn khắc phục được hành động máy móc của học sinh .
Vấn đề là phải khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán . Đòi hỏi các em phải chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác, từ thao tác trí tuệ này sang thao tác trí tuệ khác.
+Ví dụ : Khi học tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
( a +b -c +d ). x = ax +bx - cx + dx
Học sinh phải sử dụng theo 2 chiều từ vế phải biến đổi sang vế trái và ngược lại .
Vận dụng tính nhanh :
20.48 + 20.12 + 20.35 +20.5 = 20 . ( 48 +12 +35 +5 ) = 20 .100 = 2000
Việc phát triển trí tuệ cho học sinh qua bộ môn toán là vấn đề rất quan trọng cần được thấu triệt trong mọi khâu của việc dạy toán . Cách đặt vấn đề nội dung các câu hỏi gợi mở của giáo viên trong khi giảng ,phê phán các câu trả lời có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục tư duy độc lập sáng tạo , giúp các em biết thắc mắc ,biết lật đi lật lại vấn đề ,dám tìm tòi suy nghĩ .
Ví dụ : Bài dạy - Nghiệm của một đa thức .
Phương pháp
+ Cho ví dụ một đa thức.( HS Khá)
+ Tính F(-2) ( HS TB )
+Nhận xét về giá trị của biểu thức(HS Khá)


+Tại x=-2 thì giá trị của F(x) =0 Ta nói x= -2 là một nghiệm của đa thức .

+ Tính F (0) (HsYếu)
+Nhận xét giá trị biểu thức (Hs Khá )

+Vậy thế nào là một nghiệm của đa thức ?
( Hs Khá )


+Như vậy muốn tìm nghiệm của đa thức ta làm thế nào ? (Hs Khá )
+ Cho HS tìm nghiệm của các đa thức sau :
F (x) =2x + 1
F (x) = x2 -1
F (x) = x2 +2
+Rút ra nhận xét gì về số nghiệm của đa thức ? ( Hs Khá )
+ Gọi HS lên bảng luyện tập (3 Đối tượng )
+Học sinh khá nhận xét bài của bạn.


+Người ta chứng minh được rằng số nghiệm của một đa thức khác 0 không vượt quá bậc của nó.(GV)
 Nội dung
1- Ví dụ
Xét đa thức F(x) =x3 +x2 -x
Ta có :
F(-2)= (-2)3 + (-2)2 -( -2)
=(-8) +6 +2
= 0
+Ta nói x =-2 là một nghiệm của đa thức
+Với x=0 cũng là một nghiệm của đa thức vì F(x) = 0
2- Định nghĩa (Sgk -111)
Tổng quát: + a là một nghiệm của đa thức F (x)  F (a) =0 .
+ Nếu F (a) =0 thì a là một nghiệm của F (x).
Chú ý : Để tìm nhgiệm của đa thức F(x) ta viết F (x) = 0 Từ đó tìm giá trị của x .

3 Chú ý :
Một đa thức có thể có 1 nghiệm ,2 nghiệm ...hoặc không có nghiệm nào .
4: Luyện tập
Bài tập 1,2,3,4 (Sgk-11)
5-Hướng dẫn về nhà
Bài tập 5 (SGK -111)





 Qua bài dạy tôi thấy cả 3 đối tượng đều phát huy tính tích cực của mình . 100% các em hiểu bài . Qua bài dạy tôi thấy phương pháp này rất khó nhưng rất hiệu quả . Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo rất nhiều mặt ,đối với hệ thống câu hỏi của mình câu trả lời của học sinh cũng như việc tổ chức đàm thoại trong giờ học.
Hệ thống câu hỏi phải đạt yêu cầu sau :
- Có hệ thống nhằm nêu bật vấn đề giải quyết .
- Gợi cho học sinh cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề đó .
- Nhớ lại một vấn đề tương tự để vận dụng trong hoàn cảnh mới .
- Câu hỏi phải chính xác , rõ ràng ,ngắn gọn .
- Tránh câu hỏi quá vụn vặt làm mất thì giờ của học sinh .

Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng

Trong việc nâng cao chất lượng dạy và học toán việc cải tiến phương pháp dạy rất quan trọng , gia đoạn mới của cách mạng Việt Nam và sự phát triển nhanh như vũ bão của KHKT đang đặt ra cho người thầy giáo yêu cầu cao về phương pháp giảng dạy. Với phương pháp giảng dạy chia học sinh trong lớp ra làm ba đối tượng , áp dụng phương pháp da
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Dân
Dung lượng: 14,40KB| Lượt tài: 24
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)