SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM-PP DẠY TIẾT LUYỆN TẬP TOÁN

Chia sẻ bởi Trần Thị Phi Nga | Ngày 14/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM-PP DẠY TIẾT LUYỆN TẬP TOÁN thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề dạy tiết luyện tập

I/ Lý do chọn chuyên đề:
Trong chương trình toán THCS số tiết luyện tập chiếm 31,3%,trong đó môn toán 6 chiếm tỉ lệ 32,1%, toán 7 chiếm tỉ lệ32,9%, toán 8 chiếm tỉ lệ 27,9%, toán 9 chiếm tỉ lệ 32,1%.
Trong giảng dạy Gv thường coi tiết luyện tập là tiết chữa bài tập cho học sinh.
Theo phương pháp mới tiết luyện tập vô cùng quan trọng vì qua tiết luyện tập
- Hoàn thiện và nâng cao lý thuyết (cho phép) thông qua lý thuyết và bài tập ở SGK, SBT...
- Rèn kỹ năng giải thuật toán, nguyên tắc giải toán cho học sinh.
- Rèn cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy cho học sinh.
( Đối với:Phần số học + đại số: tiết luyện tập chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng tính toán, cung cấp một số thuật toán hoặc phân tích bài toán, hiểu rõ nội dung bài toán, chuyển đổi ngôn ngữ văn viết sang ngôn ngữ toán học.
Đối với phần hình học: cung cấp cho HS phương pháp tư duy lại là quan trọng hơn cung cấp lời giải cho HS.)
Với những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề này với mong muốn nêu một vài ý kiến để các đồng nghiệp trao đổi.
II /Phạm vi chọn chuyên đề:
Nghiên cứu về dạy tiết luyện tập trong chương trình toán THCS với bài dạy cụ thể: Tiết 39: Luyện tập (Đại số lớp 9)
III./Nội dung chuyên đề:
Vấn đề chung:
Việc dạy tiết luyện tập là một hệ thống các thao tác của người thầy từ việc chuẩn bị bài soạn đến dẫn dắt bài bằng các câu hỏi, bài tập để đạt mục tiêu đề ra
Chuẩn bị kiến thức, bài tập cho tiết luyện tập:
Nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu lại phần lý thuyết HS đã học
+ Trong các nội dung lý thuyết
- Xác định rõ kiến thức cơ bản, trọng tâm
- Xác định rõ kiến thức cơ bản được mở rộng ( cho phép)
- Xác định rõ kiến thức cơ bản được nâng cao
+ Nghiên cứu bài tập SGK- SBT:
- Cách giải bài tập như thế nào
- Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này.
- Cách giải nào là cách giải thường gặp ? Cách giải nào cơ bản.
ý đồ tác giả đưa ra bài toán này dùng để làm gì?
Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào?
Sau đó GV chia theo dạng( có thể):
+ Bài tập minh hoạ lý thuyết.
+ Bài tập hoàn thiện lý thuyết.
+ Bài tập củng cố lý thuyết.
+ Bài tập rèn luyện kỹ năng.
+ Bài tập phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
+Bài tập vui, vận dụng thực tiễn...
Nghiên cứu SGK- STK- SHD giảng dạy...
Các bước tiến hành:
Kiểm tra miệng:
- Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, nguyên tắc, công thức, nguyên tắc giải...)
- Làm một số bài tập đơn giản SGK, bài tập do GV tự chọn để củng cố lý thuyết
- Mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể.
Chữa bài tập đã cho về nhà:
- Chú ý số lượng bài tập (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Phi Nga
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)