Sáng kiến kinh nghiệm
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Hiến |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học tại trường thcs mão điền
I- đặt vấn đề
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đất nước ta tự hào với bạn bè trên thế giới là một dân tộc hiếu học, với bề dày truyền thống tôn sư trọng đạo, tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, bao dung... vốn là bản chất của người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam được hình thành và hun đúc trong suốt lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Nền giáo dục Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng, hun đúc nên một nước Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam là niềm tự hào, là công sức của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, nhiều quốc gia đang hăm hở chạy đua vào nền văn minh mới thì nền giáo dục càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân thì giáo dục – đào tạo thật sự là chiếc chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai.
Nghị quyết lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII khẳng định: “Thực sự coi giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục – Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – Đào tạo là đầu tư phát triển”
Giáo sư Trần Hồng Quân cũng từng nêu rõ: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhằm phát huy nhân tố và nguồn lực con người trong sự phát triển của đất nước. Giáo dục trực tiếp liên quan đến đời sống, đến tương lai của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX chỉ rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Thật vật, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi thì phải phát triển giáo dục – Đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Muốn thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì yêu cầu nhất thiết và cấp bách là phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Bởi chỉ có giáo dục, chỉ bằng giáo dục mới đáp ứng được chiến lược phát triển con người để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế chính trị – khoa học xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành, toàn xã hội, trong đó một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng dạy học đó là quá trình dạy học. Điều này đặt nhiệm vụ nặng nề cho công tác quản lý nhà trường, được các nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm.
giáo dục hiện nay.
Để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao dần chất lượng giáo dục của trường. Là vấn đề đáng quan tâm của ngành giáo dục cũng như các nhà quản lý có tâm huyết với nghề.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là một cán bộ quản lý đang công tác tại trường THCS Mão Điền tôi đã áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCSMão Điền’’ để chỉ đạo hoạt động dạy và học trong nhà trường
II / THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:
1 / Đánh giá thực trạng
Trường THCS Mão Điền thuộc xã Mão Điền, tiếp giáp với xã Hoài Thượng và xã An Bình, là xã đông dân, nghề nghiệp chủ yếu làm ruộng và kinh doanh buôn bán nhỏ, là xã có phong trào xã hội hoá giáo dục ,có truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao vào các trường cao đẳng , đại học . Trường trung học cơ sở Mão điền có 63CBGV ,25 lớp với 897 hs/ cơsở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
I- đặt vấn đề
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đất nước ta tự hào với bạn bè trên thế giới là một dân tộc hiếu học, với bề dày truyền thống tôn sư trọng đạo, tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, bao dung... vốn là bản chất của người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam được hình thành và hun đúc trong suốt lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Nền giáo dục Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng, hun đúc nên một nước Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam là niềm tự hào, là công sức của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, nhiều quốc gia đang hăm hở chạy đua vào nền văn minh mới thì nền giáo dục càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân thì giáo dục – đào tạo thật sự là chiếc chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai.
Nghị quyết lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII khẳng định: “Thực sự coi giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục – Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – Đào tạo là đầu tư phát triển”
Giáo sư Trần Hồng Quân cũng từng nêu rõ: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhằm phát huy nhân tố và nguồn lực con người trong sự phát triển của đất nước. Giáo dục trực tiếp liên quan đến đời sống, đến tương lai của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX chỉ rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Thật vật, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi thì phải phát triển giáo dục – Đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Muốn thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì yêu cầu nhất thiết và cấp bách là phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Bởi chỉ có giáo dục, chỉ bằng giáo dục mới đáp ứng được chiến lược phát triển con người để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế chính trị – khoa học xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành, toàn xã hội, trong đó một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng dạy học đó là quá trình dạy học. Điều này đặt nhiệm vụ nặng nề cho công tác quản lý nhà trường, được các nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm.
giáo dục hiện nay.
Để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao dần chất lượng giáo dục của trường. Là vấn đề đáng quan tâm của ngành giáo dục cũng như các nhà quản lý có tâm huyết với nghề.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là một cán bộ quản lý đang công tác tại trường THCS Mão Điền tôi đã áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCSMão Điền’’ để chỉ đạo hoạt động dạy và học trong nhà trường
II / THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:
1 / Đánh giá thực trạng
Trường THCS Mão Điền thuộc xã Mão Điền, tiếp giáp với xã Hoài Thượng và xã An Bình, là xã đông dân, nghề nghiệp chủ yếu làm ruộng và kinh doanh buôn bán nhỏ, là xã có phong trào xã hội hoá giáo dục ,có truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao vào các trường cao đẳng , đại học . Trường trung học cơ sở Mão điền có 63CBGV ,25 lớp với 897 hs/ cơsở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Hiến
Dung lượng: 152,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)