PPCT môn Ngữ văn ( áp dụng từ 11-12)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bổn | Ngày 14/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: PPCT môn Ngữ văn ( áp dụng từ 11-12) thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:










PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS
MÔN NGỮ VĂN
(Dùng cho huyện Duy Xuyên
áp dụng từ học kì II năm học 2011-2012)
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN NGỮ VĂN
1. Phân phối chương trình chi tiết này được xây dựng trên khung chương trình môn Ngữ văn năm học 2010-2011 và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT năm học 2011-2012 (ban hành theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ GD&ĐT.
2. KPPCT này phân chia cụ thể thời lượng cho từng bài và từng phân môn. Về cơ bản, thời lượng chia trong tuần có 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hoặc chỉ có 2 trong 3 phân môn trên.
3. Đối với những bài có ghi Hướng dẫn đọc thêm (Đọc thêm – HDGT) và Tự học có hướng dẫn, giáo viên cần dành thời lượng nhất định hướng dẫn rất ngắn gọn cách thức đọc - hiểu bài đọc thêm, để học sinh đọc và nắm được giá trị bao trùm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm (cần được thể hiện trong giáo án). Thời lượng còn lại của các tiết này giáo viên dành để thực hiện cho các nội dung khác.
4. Có một số bài phải học trong 2 tuần khác nhau (vì phải dành thời lượng để kiểm tra) cần chú ý đến sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài đã thực hiện ở tuần trước.
5. Phần văn học địa phương, GV thực hiện giảng dạy theo tài liệu văn học địa phương Quảng Nam .
6. Các thiết kế bài giảng (giáo án) dạy học phải bám sát các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Chương trình.
7. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh trong giờ dạy học, chấm dứt tình trạng đọc chép.
8. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn, vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tăng cường ra đề kiểm tra theo hướng “mở” nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Coi trọng kiểm tra đánh giá kĩ năng diễn đạt và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, hạn chế tối đa tình trạng ra đề kiểm tra yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ máy móc.
9. Thực hiện yêu cầu giảm tải, không thêm những nội dung nâng cao ngoài SGK. Tập trung hướng dẫn học sinh đạt kết quả cơ bản ghi ở đầu mỗi bài học.

Hướng dẫn thực hiện các nội dung
- Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn trên, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.















B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết)
Học kì II: 18 tuần (68 tiết)

HỌC KÌ I
Tuần 1
Tiết 1 đến tiết 4
Tiết 1: Hướng dẫn đọc thêm: Con Rồng cháu Tiên
Tiết 2: Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng bánh giầy
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Tuần 2
Tiết 5 đến tiết 8
Tiết 5: Thánh Gióng
Tiết 6: Từ mượn
Tiết 7,8: Tìm hiểu chung về văn tự sự
Tuần 3
Tiết 9 đến tiết 12
Tiết 9: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Tiết 10: Nghĩa của từ
Tiết 11,12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Tuần 4
Tiết 13 đến tiết 16
Tiết 13: Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm
Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Tiết 15, 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Tuần 5
Tiết 17 đến tiết 20
Tiết 17, 18: Viết bài Tập làm văn số 1
Tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bổn
Dung lượng: 202,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)