Phân-tích-ấn-phẩm-toán-học-1975-2011
Chia sẻ bởi Huỳnh Minh Mẫn |
Ngày 14/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: phân-tích-ấn-phẩm-toán-học-1975-2011 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Tiếp theo 3 bài trước, bài này sẽ trình bày một cách tổng quan tình hình công bố quốc tế ngành toán ở Việt Nam. Vẫn sử dụng dữ liệu của Web of Science (WoS) và các tập san ISI. Lần này, tôi có cơ duyên download toàn bộ ấn phẩm toán từ VN trên các tập san ISI tính từ 1975 đến 2011 (36 năm).
Tính từ 1975 đến 2011, VN công bố được 1715 bài báo trên các tập san trong thư mục của ISI (Viện thông tin khoa học). Nhờ sự giúp đỡ của một bạn, tôi có thể download toàn bộ danh sách của 1715 bài, với tất cả thông tin cần thiết cho phân tích như tác giả, viện / trung tâm, năm công bố, hợp tác, tần số trích dẫn, v.v. Dĩ nhiên, dữ liệu này không đầy đủ, vì chưa kể các tập san ngoài ISI. Nhưng thông thường, các nhà tài trợ hay sử dụng ISI và WoS để đánh giá, nên có thể xem đây là số liệu quí, và tôi nghĩ có thể sử dụng như là một nguồn tham khảo sau này. Có thể tóm lược vài xu hướng qua dữ liệu này như sau:
Xu hướng tăng trưởng.
Số bài báo ngành toán tăng mỗi năm, và bắt đầu xuất hiện trên tập san ISI từ năm 1976 (2 bài). Năm 1977 và 1978 không có bài nào, nhưng đến năm 1979 trở đi thì năm nào cũng có vài bài. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, số bài báo về toán từ VN trên ISI vẫn chỉ 3 bài. Trong thập niên đầu thế kỉ 21, trước năm 2008, mỗi năm VN công bố khoảng 50-70 bài. Bắt đầu từ 2009, VN có số bài báo về toán “nhạy vọt”, với trên 130 bài mỗi năm. Tính trung bình từ 1980 trở đi, số bài báo về toán của VN tăng khoảng 10% mỗi năm (Biểu đồ 1).
Trung tâm nghiên cứu.
Bảy mươi phần trăm những bài báo về toán chỉ tập trung trong 10 trung tâm/đại học (Bảng 1). Riêng Viện Toán với gần 700 bài, chiếm tỉ trọng 41% tổng số bài báo về toán trên các tập san ISI trong thời gian 36 năm qua. Trung tâm có số bài báo nhiều thứ hai là ĐH Quốc gia, nhưng không rõ ở Hà Nội hay TPHCM (tôi nghĩ chủ yếu là ĐHQG Hà Nội). Như có thể thấy qua bảng này, 8 trong số 10 trung tâm hàng đầu là ở phía Bắc; phía Nam chỉ có 2 đại học trong danh sách này: ĐH Cần Thơ và ĐH Quốc tế. Cần để cập ở đây rằng ĐH Huế và ĐH Vinh cũng có số bài báo về toán đáng chú ý.
Bảng 1. Các viện / trường hàng đầu (top 10) trong công bố quốc tế về toán
Trường/viện
Số bài báo
Phần trăm (tính trên tổng số 1715)
Viện Toán
699
40.75
Đại học Quốc gia (HN hay HCM?)
119
6.94
ĐH Sư Phạm Hà Nội
89
5.19
Viện Khoa học công nghệ
73
4.25
ĐH Huế
61
3.56
ĐH Khoa học Tự nhiên HN
44
2.57
ĐH Vinh
36
2.10
ĐH Quốc tế TPHCM
35
2.04
ĐH Bách Khoa Hà Nội
28
1.63
ĐH Cần Thơ
25
1.46
Hợp tác quốc tế.
Cũng như các ngành khoa học khác, giới toán học VN cũng hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Những nước hợp tác nhiều với VN là Pháp, Đức, Mĩ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc và Úc. Số bài báo hợp tác với những nước trên chiếm khoảng 1/3 tổng số bài báo về toán từ VN (Biểu đồ 2). Ngôi sao.
Có tất cả 490 tác giả của 1715 bài báo. Những tác giả thuộc vào nhóm “top 10” (dựa vào số bài báo ISI) có thể xem qua trong bảng 2 dưới đây. Người đứng đầu bảng là Gs Ngô Việt Trung (66 bài), kế đến là các giáo sư NT Long (48), PQ Khánh (45), ND Yên (43), Hoàng Tuỵ (39), v.v. Số bài báo của các tác giả này chiếm 1 phần 4 tổng số bài báo về toán từ VN. Chú ý trong danh sách “top 10” có hai người nước ngoài, có lẽ là những người hợp tác với các nhà toán học VN.
Bảng 2. Các tác giả “top 10” về toán
Tên
Số bài báo
Phần trăm (tính trên tổng số 1715)
Trung NV (Ngô Việt Trung)
66
3.85
Long NT (?)
48
2.80
Khanh PQ (Phạm Quốc Khánh)
45
2.62
Tính từ 1975 đến 2011, VN công bố được 1715 bài báo trên các tập san trong thư mục của ISI (Viện thông tin khoa học). Nhờ sự giúp đỡ của một bạn, tôi có thể download toàn bộ danh sách của 1715 bài, với tất cả thông tin cần thiết cho phân tích như tác giả, viện / trung tâm, năm công bố, hợp tác, tần số trích dẫn, v.v. Dĩ nhiên, dữ liệu này không đầy đủ, vì chưa kể các tập san ngoài ISI. Nhưng thông thường, các nhà tài trợ hay sử dụng ISI và WoS để đánh giá, nên có thể xem đây là số liệu quí, và tôi nghĩ có thể sử dụng như là một nguồn tham khảo sau này. Có thể tóm lược vài xu hướng qua dữ liệu này như sau:
Xu hướng tăng trưởng.
Số bài báo ngành toán tăng mỗi năm, và bắt đầu xuất hiện trên tập san ISI từ năm 1976 (2 bài). Năm 1977 và 1978 không có bài nào, nhưng đến năm 1979 trở đi thì năm nào cũng có vài bài. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, số bài báo về toán từ VN trên ISI vẫn chỉ 3 bài. Trong thập niên đầu thế kỉ 21, trước năm 2008, mỗi năm VN công bố khoảng 50-70 bài. Bắt đầu từ 2009, VN có số bài báo về toán “nhạy vọt”, với trên 130 bài mỗi năm. Tính trung bình từ 1980 trở đi, số bài báo về toán của VN tăng khoảng 10% mỗi năm (Biểu đồ 1).
Trung tâm nghiên cứu.
Bảy mươi phần trăm những bài báo về toán chỉ tập trung trong 10 trung tâm/đại học (Bảng 1). Riêng Viện Toán với gần 700 bài, chiếm tỉ trọng 41% tổng số bài báo về toán trên các tập san ISI trong thời gian 36 năm qua. Trung tâm có số bài báo nhiều thứ hai là ĐH Quốc gia, nhưng không rõ ở Hà Nội hay TPHCM (tôi nghĩ chủ yếu là ĐHQG Hà Nội). Như có thể thấy qua bảng này, 8 trong số 10 trung tâm hàng đầu là ở phía Bắc; phía Nam chỉ có 2 đại học trong danh sách này: ĐH Cần Thơ và ĐH Quốc tế. Cần để cập ở đây rằng ĐH Huế và ĐH Vinh cũng có số bài báo về toán đáng chú ý.
Bảng 1. Các viện / trường hàng đầu (top 10) trong công bố quốc tế về toán
Trường/viện
Số bài báo
Phần trăm (tính trên tổng số 1715)
Viện Toán
699
40.75
Đại học Quốc gia (HN hay HCM?)
119
6.94
ĐH Sư Phạm Hà Nội
89
5.19
Viện Khoa học công nghệ
73
4.25
ĐH Huế
61
3.56
ĐH Khoa học Tự nhiên HN
44
2.57
ĐH Vinh
36
2.10
ĐH Quốc tế TPHCM
35
2.04
ĐH Bách Khoa Hà Nội
28
1.63
ĐH Cần Thơ
25
1.46
Hợp tác quốc tế.
Cũng như các ngành khoa học khác, giới toán học VN cũng hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Những nước hợp tác nhiều với VN là Pháp, Đức, Mĩ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc và Úc. Số bài báo hợp tác với những nước trên chiếm khoảng 1/3 tổng số bài báo về toán từ VN (Biểu đồ 2). Ngôi sao.
Có tất cả 490 tác giả của 1715 bài báo. Những tác giả thuộc vào nhóm “top 10” (dựa vào số bài báo ISI) có thể xem qua trong bảng 2 dưới đây. Người đứng đầu bảng là Gs Ngô Việt Trung (66 bài), kế đến là các giáo sư NT Long (48), PQ Khánh (45), ND Yên (43), Hoàng Tuỵ (39), v.v. Số bài báo của các tác giả này chiếm 1 phần 4 tổng số bài báo về toán từ VN. Chú ý trong danh sách “top 10” có hai người nước ngoài, có lẽ là những người hợp tác với các nhà toán học VN.
Bảng 2. Các tác giả “top 10” về toán
Tên
Số bài báo
Phần trăm (tính trên tổng số 1715)
Trung NV (Ngô Việt Trung)
66
3.85
Long NT (?)
48
2.80
Khanh PQ (Phạm Quốc Khánh)
45
2.62
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Minh Mẫn
Dung lượng: 126,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)