Nước lạnh: Độc hại đến khó tin?

Chia sẻ bởi Phạm Minh Đăng | Ngày 14/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Nước lạnh: Độc hại đến khó tin? thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Nước lạnh: Độc hại đến khó tin?
Tại sao nước đá lại gây những tác hại lớn trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người vẫn uống nước đá hoài có sao đâu?
Đúng là nhiều người vẫn uống nước đá và không thấy “có sao” thật nhưng khi thấy “có sao” là đã muộn rồi. Có thể nói nước đá hay nói rộng ra là các thức ăn (uống) ướp lạnh là một thứ thuốc độc đối với cơ thể chúng ta. Sở dĩ nó độc là vì nó gây ra những tác hại mà chúng ta không hề nghĩ rằng do nó gây ra. Ảnh hưởng tác hại của nó thâm nhập rất chậm chạp và lâu dài.Và khi nó vào rồi thì khó gỡ ra.
  Không nên cho trẻ uống nước lạnh: Vừa hại răng, vừa hình thành thói quen không có lợi cho sức khỏe sau này
 
Nhiều người thường rầy con cái đừng uống nước đá hại răng. Mà hại răng thật! Nhất là trẻ con răng hư rất nhiều. Nhưng ác hại ở chỗ là từ đứa bé con đến người lớn đa số đều thích nước đá. Một kẻ thù ít người biết và đề phòng là chai nước lọc để trong tủ lạnh mà mình vẫn uống hàng ngày, nhất là lúc đi đâu về mệt, rót ra ly uống thật là tuyệt! Mát từ miệng mát qua cổ họng vào tận bụng và lan ra cả người! Độc là ở chỗ đó.
 
Tắm nước lạnh khi đang mệt, có nguy cơ thay đổi nhiệt độ cơ thể khi gặp lạnh đột ngột. Nhưng đó là từ bên ngoài. Còn cái bên trong của ly nước ướp lạnh đi ngay vào tận trong cơ thể và nằm trong đó một thời gian lâu dài. Và nếu ngày nào cũng như thế thì sẽ còn tích tụ “chất độc” nhiều hơn nữa. Nhưng ít ai ngờ và chịu tin điều này. Vì nó không gây ra chết liền như việc tắm đêm bằng nước lạnh. Nhưng nếu thỉnh thoảng mới có người chết vì tắm đêm bằng nước lạnh thì số người bị ảnh hưởng tai hại do việc sử dụng nhiều nước đá cụ thể là chất uống lạnh rất nhiều.
 
Có thể liệt kê ra các bệnh sau đây và sẽ làm bà con ta giật mình. Suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi đom, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hư răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề mệt mỏi, sợ lạnh, nhức răng, mụn nhọt, bệnh đường ruột…
 
Chả lẽ nước đá lai là thủ phạm của bấy nhiêu bệnh phổ biến đó? Thật ra nếu nói nước đá là thủ phạm duy nhất của các bệnh trên thì hơi cường điệu.Vì rằng cơ thể con người rất phức tạp và bệnh thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng phải nói không sợ sai là nước đá có ảnh hưởng không nhiều thì ít đến các bệnh trên.
 
Đông Y từ xưa đã nói “Thận ố hàn” (Thận ghét lạnh) Thật ra không những thận ghét lạnh mà Phế (phổi) và Tỳ, Vị cũng sợ lạnh. Cái lạnh nói chung đều khiến con người sợ, nói chi đến nội tạng. Lạnh là Hàn, mà Hàn thì thuộc Âm (Âm hàn).
 
Thật ra, ta nên hiểu chữ THẬN của Đông Y một cách rộng rãi. Đó là sinh lực, là sức đề kháng của cơ thể, là thần kinh cao cấp; là vỏ não chứ không phải chỉ đơn thuần là quả thận hay bàng quang. Cho nên, khi Đông Y nói “Thận Ố hàn”nghĩa là tai hại của các yếu tố lạnh đối với sức khỏe và sự sống của con người, chính là cái lạnh tấn công một cách liên tục cơ thể sẽ làm cho cơ thể suy yếu dần.
 
Vì cơ thể mỗi khi gặp chất lạnh vào bên trong, nó phải tự động hóa giải cái LẠNH đó để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích (chỉ vỉ để hóa giải chất lạnh vào bên trong cơ thể biến nó thành nóng thích nghi với cơ thể đang nóng chứ không làm gì có lợi ích cả). Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm cho cơ thể càng lúc càng suy yếu nhất là lẽ lôi kéo các cơ quan liên hệ nó suy yếu theo.
 
Thường đó là tạng Thận, một tạng quan hệ số một nếu không nói là gốc của Sinh mệnh con người (theo Đông Y).Cũng chính vì thế mà khi mạch thận tuyệt thì bệnh kể như khó cứu.
 
Phân tích như trên, các bạn sẽ thấy lý do tại sao một thức uống rất thông thường như nước đá lại là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh thời đại như: viêm mũi dị ứng, suyễn,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Đăng
Dung lượng: 65,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)