Những mùa trăng ướt-Nguyễn Ngọc Tư

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 12/10/2018 | 86

Chia sẻ tài liệu: Những mùa trăng ướt-Nguyễn Ngọc Tư thuộc Các nhà văn, nhà thơ

Nội dung tài liệu:

Những mùa trăng ướt Truyện ngắn nguyễn ngọc tư
Sanh cùng tuổi Nhêm, xuống tóc thọ giới cùng một ngày, lúc loay hoay vận y cà sa, Sanh bất ngờ thò tay vào sờ soạng giữa hai đùi Nhêm rồi cười tí tởn, “Nhỏ xíu. Vậy tui làm anh nghen”.  Nhêm đỏ mặt, gật đầu, vì Sanh khôn ngoan, dữ dằn và già dặn hơn. Những đứa trẻ như Sanh luôn già trước tuổi. Cha hứng nước thốt nốt rơi từ ngọn cây xuống đất gãy cổ, mẹ nó đi cõng hàng lậu thuê qua biên giới, chết đuối giữa dòng nước lũ, chỉ một năm sau. Sanh tựa cửa nhìn những người thân mình bước đi vào sớm mai và cũng trong những buổi sớm mai ứa nắng trên đồng, họ về bằng chiếc cáng với hơi thở đã tắt. Sanh sống với chú. Nhà chú cũng nghèo, thím chia thức ăn cho con mình trước, tới Sanh chỉ còn miếng cơm cháy với chút nước cá kho. Sanh vào chùa để “kiếm ăn”, như lời nó nói, là chọn lựa giữa đói triền miên và đói nửa buổi. Tui còn cha mẹ đâu mà tu báo hiếu, Sanh nói thẳng. Vào những buổi chiều đói rã rời, long đầu óc, đã có lúc Nhêm rủ Sanh lén lút ăn cái gì đó, Sanh lắc đầu, tui phải giữ giới để trả ơn buổi sáng và trưa Phật cho tui ăn no. Và Sanh để mặc Nhêm lăn lộn với cái bụng trống rỗng cồn cào, nó ngáy pho pho. Đói cũng là một thói quen của Sanh, từ tuổi lên mười. Nhêm thì nghĩ mình không bao giờ có thể quen được những cơn đói buổi chiều tà. Khi nhà hàng bên kia đường bắt đầu có khách. Gió từ mé biển cứ đòng đưa mùi thức ăn trên đầu, làm nó nghẹt thở như thể đó là dây thòng lọng. Cái vòng rào loang lổ nước sơn và cánh cổng rơi vài mảng gạch không thể chặn lại mùi dầu cháy tỏi trong chảo. Sanh nhìn Nhêm suốt buổi tối cứ thều thào nhỏ dãi, nó giễu cợt, “Nhắm có ở chùa được tới năm sau không, ê ?”. Nhưng Nhêm đã ở chùa ba năm. Thời gian đủ để nó bình tâm, thôi quay quắt trước những ngọn gió trần tục ban chiều. Ba năm cũng đủ cho những nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch kịp quây kín, như bóp nghẹt ngôi chùa. Hành trình khất thực có chút thay đổi, Sanh và Nhêm không còn đi trên lộ nhựa, dọc bờ cát ven biển, dưới những hàng cây thốt nốt im lìm. Phum sóc đã dạt xa lên đồng, co cụm gần chân núi Cóc. Và những thức ăn mà bà con dâng thường không có những mùi thơm của những quán xá bên đường.  Nên thỉnh thoảng, khất thực xong, bọn Sanh vòng về con đường bắt đầu ướp nắng để thưởng thức sự vương vất của những món ăn xa lạ. Các cô gái với những bộ trang phục buông tuồng trễ nải tụm lại ngó hai nhà sư trẻ cười cợt, “Lục ơi, tu chi cho khổ vậy, về nhà ôm em sướng hơn nhiều…”. Nhêm cúi đầu bước đi, chân líu ríu. Sanh ung dung đằng sau, mắt lại đầy giễu cợt, “Thấy chịu không nổi thì về nhà đi, Nhêm”. Lần về thăm nhà gần nhất, mẹ Nhêm cũng nói vậy, sau khi chắp tay vái nó ngoài sân, “sư về nhà luôn đi, ba năm rồi còn gì…”. Giọng bà mỏng, ríu dần lại khi cha nó bước ra, cha muốn nó tu đạt tới tỳ kheo, muốn nó được cả sóc kính nể và trọng vọng, điều mà cho dù có nhiều đất ruộng và trâu, cha Nhêm cũng không có được. Ông đành đặt hy vọng vào Nhêm.  - Na Thi vẫn chưa về đâu - Cha nói.  Cha biết cách để Nhêm tự nguyện ở lại chùa, học kinh kệ. Na Thi chưa về. Cô nhận lời phụ bán quần áo cho thím A Phò khi Nhêm vào chùa được hơn năm. Trưa cuối gặp nhau bên hè, đá chân vào đám cỏ mần trầu, cô bần thần vuốt mãi mớ tóc xoăn tít, Nhêm đi rồi em ở lại đây buồn lắm, ngang qua nhà Nhêm em nhớ quá. Em đi vài năm em về, lúc đó Nhêm cũng hoàn tục rồi. Ngoéo tay, ngón tay cũng run, nóng bỏng. Rồi Nhêm lại khăn gói tới chùa xa, không gặp Na Thi lần nào, về nhà thấy mẹ Na Thi buông nón chắp tay lạy đằng xa, bà nói ngay, Na Thi có về, nó hỏi thăm sư có khỏe.  Trong lúc Nhêm trông Na Thi về thì biết đâu Na Thi cũng chờ đợi nó, ý nghĩ đó làm những câu kinh Phạn cứ vuột khỏi môi, trôi tuột. Lục Cả hơi buồn. Vài đệ tử nhập thế, chùa chỉ còn Lục Cả, Nhêm và Sanh. Hai sa di cứ loay hoay với những bài tụng sơ đẳng nhất, nên Lục Cả cô đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)