Nguyễn khuyến

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Ngà | Ngày 12/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: nguyễn khuyến thuộc Các nhà văn, nhà thơ

Nội dung tài liệu:

Một mạch nguồn khác của thơ Nguyễn Khuyến



Thi hào Nguyễn Khuyến

Mạch “tình bạn” của Nguyễn Khuyến chảy trong nhiều bài thơ. Có bài ít bài nhiều. Có bài chỉ một câu nhưng cũng có bài toàn bài. Tất cả tạo thành một mạch nguồn rõ rệt và khá ấn tượng. Có thể thấy Nguyễn Khuyến đã sống vì tình bạn và tình bạn đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ.
 
 
Viết về nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909), Xuân Diệu gọi cụ Tam Nguyên Yên Đổ này là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Đúng vậy, những bài thơ của Nguyễn Khuyến còn truyền lại hôm nay phần lớn đều là những bài viết khi ông đã nghỉ hưu ở làng quê. Cuộc sống sinh hoạt của con người quê ông đã đi vào thơ ông và một số đã sống lại ở đấy. Đặc biệt là ba bài thơ viết về mùa thu: “Thu Vịnh”, “Thu ẩm” và “Thu điếu”.
Bài thơ “Thu điếu” (mùa thu câu cá) vừa được Trung tâm Văn hóa Doanh nhân và NXB Giáo dục bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ XX. Việc bình chọn này tuy có nhiều ý kiến về chất lượng, nhưng đối với bài “Thu điếu” thì không còn ai bàn cãi.
Người ta chỉ thấy tiếc rằng “Thu điếu” lại xếp cùng nhiều bài kém chất lượng khác, thì có tính chất đánh đồng và làm giảm giá trị của “Thu điếu” mà thôi. Đúng ra “Thu điếu” không chỉ là một trong 100 bài thơ hay của thế kỷ XX, mà “Thu điếu” là một trong 100 bài thơ hay trong 10 thế kỷ thơ của dân tộc. Thậm chí, “Thu điếu” là một trong vài chục bài thơ hay của toàn bộ thơ ca Việt Nam.
Tiện đây cũng xin chép lại bài thơ để bạn đọc cùng thưởng thức, bởi vì thơ hay cũng như người đẹp, như ngọc quý, được ngắm nhìn không bao giờ là thừa cả:
Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Những điều ấy thì ai cũng biết rồi. Nếu đến bây giờ mà có ai còn chưa biết thì thật đáng tiếc cho họ. Nhưng Nguyễn Khuyến còn là nhà thơ của tình bạn chân thật và cảm động thì không phải ai cũng đã biết.
Đọc chùm thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến tôi cũng buồn theo và nghĩ vơ vẩn: có lẽ sống ở lảnh bên rìa làng vắng vẻ Nguyễn Khuyến phải buồn lắm. Buồn vì cảnh đời nên ông đã sớm cáo quan về ở ẩn. Buồn vì cảnh làng vắng vẻ giáp với đồng không mông quạnh. Buồn vì mùa thu tĩnh mịch và ảm đạm. Ba yếu tố buồn cộng lại thì tất phải là một hòn núi buồn rồi.
Trong bài “Thu điếu” ta đọc câu nào cũng lây nỗi buồn. Và có lẽ càng buồn thì người ta càng khao khát có người để chia sẻ. Vì thế tôi cho rằng, thơ Nguyễn Khuyến viết nhiều về tình bạn và viết về tình bạn hay cũng là hợp lô-gíc, là một lẽ tự nhiên. Đề tài “quê hương làng cảnh” và đề tài “tình bạn” song hành trong thơ Nguyễn Khuyến như là hai mạch cùng một nguồn, tuy có mạch lớn mạch nhỏ, nhưng đều là những mạch nước trong vắt nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mạch “tình bạn” của Nguyễn Khuyến chảy trong nhiều bài thơ. Có bài ít bài nhiều. Có bài chỉ một câu nhưng cũng có bài toàn bài. Tất cả tạo thành một mạch nguồn rõ rệt và khá ấn tượng. Có thể thấy Nguyễn Khuyến đã sống vì tình bạn và tình bạn đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ. Và cũng như mạch thơ viết về quê hương làng cảnh, thơ tình bạn của Nguyễn Khuyến cũng buồn. Có nỗi buồn trào ra nước mắt, nhưng cũng có nỗi buồn sâu thẳm, lay động tâm hồn, làm lòng ta rưng rưng. Có thể thấy mạch thơ tình bạn của Nguyễn Khuyến có sức sống, có bài trường tồn cùng thời gian, có bài đạt đến đỉnh cao của thơ ca dân tộc. Trong bài “Cảm hứng” nhà thơ viết:
Ngày trước cùng lên lạy cửa trời Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi Nước non man mác về đâu tá? Bè bạn lơ thơ sót mấy người!
Thật là buồn khi tuổi già mà bạn bè cứ “thưa” dần. Bởi bạn già cùng lứa chính là người để sẻ chia, để tâm sự, để mạn đàm, để an ủi. Buồn biết bao một từ “lơ thơ”. Chúng ta đã gặp từ này trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Ngà
Dung lượng: 68,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)