Nghịch lý Russell

Chia sẻ bởi To Thi Hoa | Ngày 14/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Nghịch lý Russell thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Nghịch lý Russell
Nghịch lý Russell (Russell`s paradox) được mô tả qua một câu chuyện vui về ông thợ cạo như sau:
Có ông thợ cạo, vốn là cư dân của làng wikipedia, tuyên bố: "Tôi chỉ cạo râu cho những người đàn ông nào của làng wikipedia mà không tự cạo râu". Như thế các đấng nam nhi của làng wikipedia chia làm 2 nhóm: nhóm tự cạo râu và nhóm không tự cạo râu. Vậy thì ông thợ cạo thuộc nhóm nào đây? Nếu thuộc nhóm 1 tức là nhóm tự cạo râu nên ông không cạo cho những người tự cạo râu, tức là ông không cạo cho ông. Nhưng nếu như vậy thì ông thuộc nhóm hai. Nếu ở nhóm 2 thì ông sẽ cạo râu cho ông vì ông cạo râu cho những người thuộc nhóm 2. Lúc đó hoá ra ông lại tự cao râu cho mình. Té ra ông này thuộc loại đại rắc rối, xếp vào nhóm nào cũng gặp mâu thuẫn cả!
Thật ra mâu thuẫn này gặp phải khi ta xét tập hợp "E là tập hợp của tất cả các tập hợp" để rồi gặp phải tình huống: “Tập E là một phần tử của chính nó hay không phải là phần tử của nó đều gặp chuyện ngược đời”. Sau đó để sửa sai, người ta không dùng "tập hợp của tất cả các tập hợp" mà đề xuất một khái niệm mới, tổng quát hơn là "lớp". Trong công việc của các nhà toán học cụ thể, người ta chỉ cần khoanh vùng một tập hợp bao gồm đủ nhiều các tập hợp nào đó (nhưng không phải là tất cả) để làm việc thì sẽ không phải gặp mâu thuẫn nữa. Tập này được gọi là một "vũ trụ" của người làm toán ứng với một ngành toán nào đó.
Một phần của nghịch lý, được khám phá bởi Bertrand Russell vào năm 1901.
Giả sử tập M là "tập hợp tất cả các tập hợp không chứa chính nó". Một cách hình thức : A là một phần tử của tập M nếu và chỉ nếu A không là phần tử của chính A.

Nếu M chứa chính nó thì theo định nghĩa của M,tập M không phải là một phần tử của M . Nếu M không chứa chính nó thì cũng do định nghĩa của M chính M lại là một phần tử của M. Các mệnh đề "M là một phần tử của M" và "M không là phần tử của M" cả hai không thể đúng, đó chính là mâu thuẫn.
Nghịch lý này thúc đẩy Russell phát triển lý thuyết kiểu và Ernst Zermelo phát triển lý thuyết tập hợp tiên đề ngày nay trở thành lý thuyết tập hợp Zermelo–Fraenkel.
ĐALAMBE J. Lơ R. :
(Jean Le Rond d`Alembert; 1717 - 83), nhà toán học, cơ học và triết học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp (1754). Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pêtecbua (1764). Những năm 1751 - 57, cùng Điđơrô (D. Diderot) biên soạn cuốn "Bách khoa toàn thư". Ông đã phát biểu "Nguyên lí Đalambe" để giải các bài toán động lực học bằng các phương pháp của tĩnh học. Công trình cơ bản của ông thuộc các lĩnh vực: phương trình vi phân, lí thuyết số và đại số. Tác phẩm triết học "Những nguyên lí triết học" xuất bản 1755.

Chữ số
CHỮ SỐ :
các dấu để kí hiệu các số. Những CS đầu tiên do người Ai Cập và Babylon (Babylon) sáng tạo ra. Người cổ Hi Lạp dùng chữ cái thay cho CS. Thời trung cổ, ở Châu Âu dùng chữ số La Mã I = 1, V = 5, X = 10, L = 50,  C = 100, D = 500, M = 1000. CS hiện nay (gọi là CS Arập) do người Arập truyền bá từ Ấn Độ vào Châu Âu trong thế kỉ 13 và được sử dụng rộng rãi từ cuối thế kỉ 15. Ngày nay, người ta hiểu CS là các kí hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.



Galois
Évariste Galois (25 tháng 10, 1811 – 31 tháng 5, 1832) là một thiên tài toán học người Pháp đoản mệnh, nhưng các công trình toán học ông để lại là một đề tài rất quan trọng cho việc tìm nghiệm của các phương trình đa thức bậc cao hơn 4 thông qua việc xây dựng lý thuyết nhóm trừu tượng mà ngày nay được gọi là lý thuyết nhóm Galois, một nhánh quan trọng của đại số trừu tượng. Galois là người đầu tiên dùng từ groupe (nhóm) như là một thuật ngữ toán học để biểu thị cho nhóm hoán vị. Ông chết trong một cuộc đấu súng khi tuổi mới 21.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: To Thi Hoa
Dung lượng: 90,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)