Làng gốm Thanh Hà
Chia sẻ bởi Phu Huy |
Ngày 12/10/2018 |
133
Chia sẻ tài liệu: Làng gốm Thanh Hà thuộc Các nhà văn, nhà thơ
Nội dung tài liệu:
I. Địa điểm:
- Làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam.
- Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây.
- Từ đô thị cổ Hội An đi về phía Vĩnh Điện theo đường Duy Tân sẽ gặp bảng chỉ đường đến làng gốm.
II. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngược về lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì năm 1516, nghề gốm bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm ( nay là khối phố 6 phường Thanh Hà ), sau đó do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu ( tức khối phố 5 phường Thanh Hà ), Nam Diêu có nghĩa là lò gốm phía Nam
Hiện nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ chức lễ tế Xuân vào ngày mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề phát triển.
Nhiều thế kỉ qua, nghề làm gốm và gạch ngói ở Thanh Hà nổi tiếng không chỉ ở xứ Quảng mà cả nước và nước ngoài.Trong sách Phủ Biên Tạp Lục học giả Lê Quí Đôn có đề cập đến gốm ” Cochi”, ” Cauchi” ( Giao Chỉ) mà người nước ngoài ưa chuộng có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng.Và kể từ thế kỉ 17 trở lui, do việc tái tạo thành phố Hội An mà sinh ra ngành gạch ngói rất thịnh hành ở Thanh Hà.
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương các vùng lân cận mà còn trở thành một mặt hàng trao đổi mua bán cho cả xứ Đàng Trong. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân được gọi ra Huế xung vào đội thợ xây dựng cố cung. Có người được vua phong đến hàm Bát phẩm, đó là những Chánh Ca, Bát Luyện.
Thuở trước làng gốm Thanh Hà đông đúc với 30 bàn xoay, trăm lò nung nghi ngút khói, cả ngàn thợ thầy làm việc tất bật mỗi năm 6 tháng nắng ráo. Hiện nay cả làng chỉ còn 8 lò gốm với khoảng 35 lao động trong đó chỉ có mươi người thợ giỏi đó là: Bùi Liêu, Ban Sáu, Nguyễn Vinh, Nguyễn Cử, Nguyễn Sao, Lê Phát…Riêng nghề sản xuất gạch ngói có 74 hộ với 455 lao động tập trung ở khối phố 3,4,5,6 phường Thanh Hà.
III. Nét hấp dẫn:
Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe:
- Đất sét lấy về dùng xuồng xăm kĩ, nhào nhuyễn rồi dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần. Sau đó dùng sức người đạp đi đạp lại để tăng độ liên kết.
- Khi đất đã được luyện kĩ thì chia thành từng phấn mới bắt đầu tạo dáng.Muốn tạo dáng trước tiên phải chuốt. Khi chuốt phải có hai người ( thường do phụ nữ đảm nhận). Một người đứng 1 chân còn chân kia đạp bàn xoay trong khi đó 2 tay làm con đất; người còn lại ( kĩ thuật chính) lấy con đất đặt lên bàn xoay, cuốn thành hình sâu kèn rồi dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo dáng sản phẩm.
- Khi đã tạo dáng xong thì đem ra ngoài nắng phơi.
- Phơi gốm se lại thì có 1 người sẽ dập hoa văn hay trang trí tùy ý. Đối với sản phẩm có đáy bầu sau khi phơi se lại thì được đưa vào bàn xoay lần thứ 2 úp ngược rồi dùng 1 dụng cụ ” vòng tròn” để tạo dáng.
- Sau khi gốm được phơi kĩ thì chất vào lò. Nhóm lửa khoảng 7-8 giờ thì xem khói đốt đã hết mới bắt đầu đốt thật lớn cho đến độ thì nghỉ lửa. Người thợ dùng “gốm thăm” trong lò kéo ra để thử. Nghỉ lửa thì phá cửa lò cho rộng để mau nguội khoảng 12h sau cho ra lò. Thời gian nung tổng cộng 1 lò trong 25 ngày.
Gốm ở Thanh Hà chủ yếu là gốm sành nâu, thỉnh thoảng có gốm tráng men. Sản phẩm thì phong phú đa dạng : hũ sáu, hũ năm, hũ tư
- Làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam.
- Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây.
- Từ đô thị cổ Hội An đi về phía Vĩnh Điện theo đường Duy Tân sẽ gặp bảng chỉ đường đến làng gốm.
II. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngược về lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì năm 1516, nghề gốm bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm ( nay là khối phố 6 phường Thanh Hà ), sau đó do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu ( tức khối phố 5 phường Thanh Hà ), Nam Diêu có nghĩa là lò gốm phía Nam
Hiện nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ chức lễ tế Xuân vào ngày mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề phát triển.
Nhiều thế kỉ qua, nghề làm gốm và gạch ngói ở Thanh Hà nổi tiếng không chỉ ở xứ Quảng mà cả nước và nước ngoài.Trong sách Phủ Biên Tạp Lục học giả Lê Quí Đôn có đề cập đến gốm ” Cochi”, ” Cauchi” ( Giao Chỉ) mà người nước ngoài ưa chuộng có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng.Và kể từ thế kỉ 17 trở lui, do việc tái tạo thành phố Hội An mà sinh ra ngành gạch ngói rất thịnh hành ở Thanh Hà.
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương các vùng lân cận mà còn trở thành một mặt hàng trao đổi mua bán cho cả xứ Đàng Trong. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân được gọi ra Huế xung vào đội thợ xây dựng cố cung. Có người được vua phong đến hàm Bát phẩm, đó là những Chánh Ca, Bát Luyện.
Thuở trước làng gốm Thanh Hà đông đúc với 30 bàn xoay, trăm lò nung nghi ngút khói, cả ngàn thợ thầy làm việc tất bật mỗi năm 6 tháng nắng ráo. Hiện nay cả làng chỉ còn 8 lò gốm với khoảng 35 lao động trong đó chỉ có mươi người thợ giỏi đó là: Bùi Liêu, Ban Sáu, Nguyễn Vinh, Nguyễn Cử, Nguyễn Sao, Lê Phát…Riêng nghề sản xuất gạch ngói có 74 hộ với 455 lao động tập trung ở khối phố 3,4,5,6 phường Thanh Hà.
III. Nét hấp dẫn:
Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe:
- Đất sét lấy về dùng xuồng xăm kĩ, nhào nhuyễn rồi dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần. Sau đó dùng sức người đạp đi đạp lại để tăng độ liên kết.
- Khi đất đã được luyện kĩ thì chia thành từng phấn mới bắt đầu tạo dáng.Muốn tạo dáng trước tiên phải chuốt. Khi chuốt phải có hai người ( thường do phụ nữ đảm nhận). Một người đứng 1 chân còn chân kia đạp bàn xoay trong khi đó 2 tay làm con đất; người còn lại ( kĩ thuật chính) lấy con đất đặt lên bàn xoay, cuốn thành hình sâu kèn rồi dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo dáng sản phẩm.
- Khi đã tạo dáng xong thì đem ra ngoài nắng phơi.
- Phơi gốm se lại thì có 1 người sẽ dập hoa văn hay trang trí tùy ý. Đối với sản phẩm có đáy bầu sau khi phơi se lại thì được đưa vào bàn xoay lần thứ 2 úp ngược rồi dùng 1 dụng cụ ” vòng tròn” để tạo dáng.
- Sau khi gốm được phơi kĩ thì chất vào lò. Nhóm lửa khoảng 7-8 giờ thì xem khói đốt đã hết mới bắt đầu đốt thật lớn cho đến độ thì nghỉ lửa. Người thợ dùng “gốm thăm” trong lò kéo ra để thử. Nghỉ lửa thì phá cửa lò cho rộng để mau nguội khoảng 12h sau cho ra lò. Thời gian nung tổng cộng 1 lò trong 25 ngày.
Gốm ở Thanh Hà chủ yếu là gốm sành nâu, thỉnh thoảng có gốm tráng men. Sản phẩm thì phong phú đa dạng : hũ sáu, hũ năm, hũ tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phu Huy
Dung lượng: 28,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)