KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Chia sẻ bởi Nguyễn Quảng Long |
Ngày 14/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
. Kỹ năng làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao :
Để có thể làm tốt trong bài kiểm tra, bạn phải trước hết, học thật kĩ các tài liệu liên quan, rồi ôn lại trước khi kiểm tra. Đây là một vài phương pháp giúp bạn hiểu những tài liệu của bạn hơn:
1. Học thật kĩ
- Hãy ghi chép cẩn thận trong giờ giảng của thầy cô và từ sách giáo khoa
- Xem chỉ dẫn ở Ghi chép trong giờ học (và Ghi chép từ sách giáo khoa).
- Ngay sau tiết học hoặc ngay khi về nhà, hãy xem lại những gì bạn đã ghi chép được.
- Xem qua lại bài trước buổi học sau.
- Định ra một khoảng thời gian dài hơn vào cuối tuần để ôn lại thật kĩ.
2. Ôn thật kĩ
- Ghi chép cẩn thận và chi tiết
- Những gì thầy cô dặn về những vấn đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra sắp tới
- Sắp xếp những ghi chép, sách vở và bài tập- Theo thứ tự những gì sẽ gặp trong bài kiểm tra
- Ước lượng
- Xem bạn cần bao lâu để ôn tập
- Lập một thời gian biểu
- Chỉ ra khoảng thời gian bạn dành để ôn tập và bạn có những tài liệu gì
- Tự kiểm tra mình qua các tài liệu
- Học hết những gì bạn cần trước ngày kiểm tra.
B. Bí quyết quản lý thời gian cho học sinh trung học :
Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có phải bạn luôn thấy mình chậm trễ? Bạn đừng quá lo lắng. Đó là vấn đề không chỉ của riêng bạn. Rất nhiều học sinh trung học cũng gặp vấn đề như vậy. Với khối lượng bài vở khổng lồ trên trường, lại còn phải chạy sô đi học kèm, nào toán, lí, hoá, văn lại còn ngoại ngữ, vi tính nữa chứ. Sắp xếp thời gian làm sao để vừa có thể học, vừa có thể thư giãn để không bị stress quả là vấn đề nan giải. Sau đây là một vài bí kíp có thể giúp bạn quản lý thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý hơn.
1. Lập danh sách những việc cần làm trong ngày:
Đặt những việc quan trọng lên hàng đầu và làm trước. Để dễ dàng hơn có thể sử dụng một danh sách để theo dõi tất cả những việc cần hoàn tất. Và đừng quên tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành xong một công việc.
2. Sử dụng thời gian rảnh rỗi hợp lý:
Chẳng hạn bạn có thể đọc sách khi đi xe buýt đến trường. Như vậy là bạn đã dùng một mũi tên mà bắn trúng hai đích rồi đấy.
3. Biết cách nói "không":
Nếu bạn đi làm thêm và ông chủ muốn bạn làm vào tối thứ 5, trong khi sáng thứ 6 bạn có bài thi. Tốt nhất là bạn nên từ chối. Hãy luôn nghĩ đến những ưu tiên trong ngắn hạn và dài hạn của bạn.
4. Tìm thời điểm thích hợp:
Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bạn biết khi nào bạn có thể làm tốt nhất. Ví dụ nếu đầu óc bạn linh hoạt trong tính toán vào buổi trưa thì đừng để bài tập toán đến tối bạn nhé.
5. Ôn lại kiến thức mỗi ngày:
Bạn nên nắm chắc những gì đã học. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn. Và bạn sẽ không bị khớp nếu giáo viên bất chợt gọi bạn lên bảng.
6. Ngủ thật ngon giấc:
Đừng cố thức khuya để làm xong việc gì đó. Thiếu ngủ thường xuyên chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.
7. Cho mọi người biết thời gian biểu của bạn:
Nếu những cú điện thoại cứ làm phiền bạn. Hãy nói với bạn bè là bạn chỉ có thể nhận điện thoại từ 7 đến 8 giờ tối. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích đấy.
8. Trở thành người biết phân-chia-công-việc:
Hãy tính xem một tuần bạn có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi. Sau đó lập một quỹ thời gian và lên kế hoạch cho mọi hoạt động dựa theo đó.
9. Đừng phí thời gian lo lắng không đâu:
Bạn có bao giờ phí cả một buổi tối lo lắng về một việc mình chưa làm được? Như thế có đáng không? Thay vì dằn vặt bản thân cũng như chần chừ, do dự ,hãy bắt tay vào làm việc đó ngay đi.
10. Biết đặt mục tiêu vừa sức:
Lập nên những mục tiêu không thực tế chỉ khiến mình chuốc lấy thất bại mà thôi. Đặt những mục tiêu lớn cho bản thân là rất tốt nhưng không nên làm quá sức. Bạn nên đặt ra những mục tiêu khó nhưng có khả năng làm được.
Bạn hãy tham khảo những vấn đề này. Và có thể thay đổi chút ít
Để có thể làm tốt trong bài kiểm tra, bạn phải trước hết, học thật kĩ các tài liệu liên quan, rồi ôn lại trước khi kiểm tra. Đây là một vài phương pháp giúp bạn hiểu những tài liệu của bạn hơn:
1. Học thật kĩ
- Hãy ghi chép cẩn thận trong giờ giảng của thầy cô và từ sách giáo khoa
- Xem chỉ dẫn ở Ghi chép trong giờ học (và Ghi chép từ sách giáo khoa).
- Ngay sau tiết học hoặc ngay khi về nhà, hãy xem lại những gì bạn đã ghi chép được.
- Xem qua lại bài trước buổi học sau.
- Định ra một khoảng thời gian dài hơn vào cuối tuần để ôn lại thật kĩ.
2. Ôn thật kĩ
- Ghi chép cẩn thận và chi tiết
- Những gì thầy cô dặn về những vấn đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra sắp tới
- Sắp xếp những ghi chép, sách vở và bài tập- Theo thứ tự những gì sẽ gặp trong bài kiểm tra
- Ước lượng
- Xem bạn cần bao lâu để ôn tập
- Lập một thời gian biểu
- Chỉ ra khoảng thời gian bạn dành để ôn tập và bạn có những tài liệu gì
- Tự kiểm tra mình qua các tài liệu
- Học hết những gì bạn cần trước ngày kiểm tra.
B. Bí quyết quản lý thời gian cho học sinh trung học :
Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có phải bạn luôn thấy mình chậm trễ? Bạn đừng quá lo lắng. Đó là vấn đề không chỉ của riêng bạn. Rất nhiều học sinh trung học cũng gặp vấn đề như vậy. Với khối lượng bài vở khổng lồ trên trường, lại còn phải chạy sô đi học kèm, nào toán, lí, hoá, văn lại còn ngoại ngữ, vi tính nữa chứ. Sắp xếp thời gian làm sao để vừa có thể học, vừa có thể thư giãn để không bị stress quả là vấn đề nan giải. Sau đây là một vài bí kíp có thể giúp bạn quản lý thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý hơn.
1. Lập danh sách những việc cần làm trong ngày:
Đặt những việc quan trọng lên hàng đầu và làm trước. Để dễ dàng hơn có thể sử dụng một danh sách để theo dõi tất cả những việc cần hoàn tất. Và đừng quên tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành xong một công việc.
2. Sử dụng thời gian rảnh rỗi hợp lý:
Chẳng hạn bạn có thể đọc sách khi đi xe buýt đến trường. Như vậy là bạn đã dùng một mũi tên mà bắn trúng hai đích rồi đấy.
3. Biết cách nói "không":
Nếu bạn đi làm thêm và ông chủ muốn bạn làm vào tối thứ 5, trong khi sáng thứ 6 bạn có bài thi. Tốt nhất là bạn nên từ chối. Hãy luôn nghĩ đến những ưu tiên trong ngắn hạn và dài hạn của bạn.
4. Tìm thời điểm thích hợp:
Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bạn biết khi nào bạn có thể làm tốt nhất. Ví dụ nếu đầu óc bạn linh hoạt trong tính toán vào buổi trưa thì đừng để bài tập toán đến tối bạn nhé.
5. Ôn lại kiến thức mỗi ngày:
Bạn nên nắm chắc những gì đã học. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn. Và bạn sẽ không bị khớp nếu giáo viên bất chợt gọi bạn lên bảng.
6. Ngủ thật ngon giấc:
Đừng cố thức khuya để làm xong việc gì đó. Thiếu ngủ thường xuyên chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.
7. Cho mọi người biết thời gian biểu của bạn:
Nếu những cú điện thoại cứ làm phiền bạn. Hãy nói với bạn bè là bạn chỉ có thể nhận điện thoại từ 7 đến 8 giờ tối. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích đấy.
8. Trở thành người biết phân-chia-công-việc:
Hãy tính xem một tuần bạn có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi. Sau đó lập một quỹ thời gian và lên kế hoạch cho mọi hoạt động dựa theo đó.
9. Đừng phí thời gian lo lắng không đâu:
Bạn có bao giờ phí cả một buổi tối lo lắng về một việc mình chưa làm được? Như thế có đáng không? Thay vì dằn vặt bản thân cũng như chần chừ, do dự ,hãy bắt tay vào làm việc đó ngay đi.
10. Biết đặt mục tiêu vừa sức:
Lập nên những mục tiêu không thực tế chỉ khiến mình chuốc lấy thất bại mà thôi. Đặt những mục tiêu lớn cho bản thân là rất tốt nhưng không nên làm quá sức. Bạn nên đặt ra những mục tiêu khó nhưng có khả năng làm được.
Bạn hãy tham khảo những vấn đề này. Và có thể thay đổi chút ít
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quảng Long
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)