Khôi phục phụ cấp thâm niên cho gv
Chia sẻ bởi Hà Phước Hưng |
Ngày 14/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: khôi phục phụ cấp thâm niên cho gv thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Khôi phục phụ cấp thâm niên cho giáo viên
TP - Theo kế hoạch, trong tuần này Bộ GD&ĐT hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Trần Kim Tự - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT cho biết:Trước đây từng có chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (từ tháng 9 - 1988). Việc thực hiện chính sách ưu đãi này đã góp phần chấm dứt tình trạng giáo viên bỏ nghề hàng loạt vào cuối thập kỷ 80.
Tuy nhiên, chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo bắt đầu ngừng thực hiện từ năm 1993. Trong giai đoạn 1995 đến 2010, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi, nhưng không phải tất cả những ai phục vụ trong ngành được hưởng phụ cấp này mà chỉ có giáo viên đứng lớp. Trên thực tế, thu nhập của nhà giáo vẫn ở hàng thấp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhà giáo vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt khi về hưu, vì phụ cấp ưu đãi không dùng để đóng, tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc khôi phục phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được đặt ra từ bao giờ và khi nào sẽ thực hiện, thưa ông?
Trong quá trình soạn thảo đề án đổi mới cơ chế tài chính GD&ĐT, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của giáo viên, cán bộ quản lý trong toàn ngành, ban soạn thảo đã đưa nội dung thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vào dự thảo đề án. Chính phủ đã trình Quốc hội đề án này và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 35 ngày 19 - 6 - 2009. Sau đó, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, với quy định: Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Bộ GD&ĐT chủ trì cùng phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo. Chúng tôi đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ để hết tuần này có thể trình Chính phủ dự thảo Nghị định. Theo đó, chế độ phụ cấp thâm niên được tính hưởng kể từ ngày 1 - 1 - 2011.
Theo ông, chế độ phụ cấp thâm niên có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Nếu chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện thì chủ trương của Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu được hiện thực hoá. Nhà giáo là lực lượng lao động và làm nên chất lượng giáo dục, họ rất cần được quan tâm. Một trong những biểu hiện của sự quan tâm đó là làm sao đảm bảo chính sách để nhà giáo yên tâm tu dưỡng nghề nghiệp, thu hút người giỏi vào làm việc trong ngành, đồng thời cũng giữ nhà giáo ở lại trong ngành để phụng sự sự nghiệp trồng người.
Ngoài phụ cấp thâm niên sắp được thực hiện, hiện nay các nhà giáo còn được hưởng những chế độ ưu đãi gì, thưa ông?
Từ năm 1995 đến nay, tuỳ theo công việc và cấp học, nhà giáo được hưởng từ 25% đến 70% phụ cấp ưu đãi. Ngoài ra, nhà giáo đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng thêm phụ cấp thu hút tối đa là 5 năm với mức là 70% và một số chế độ trợ cấp và chế độ khác như: trợ cấp ban đầu, trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp mua vận chuyển nước ngọt, nước sạch; trợ cấp học và dạy tiếng dân tộc; trợ cấp tham quan học tập trong nước và các chế độ khác.
Theo dự thảo Nghị định về phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo, một trong những phương án được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ, quy định như sau:
Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên gồm giáo viên đang giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập; cán bộ giáo dục tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ và làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề (kể cả làm chuyên trách công đoàn giáo dục) ở cơ quan trung ương và địa phương; nhà giáo đã nghỉ hưu sau ngày 31- 12 - 1993. Điều kiện tính hưởng: Có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (60 tháng, không phân biệt liên tục hay gián đoạn) trở lên.
Mức phụ cấp: Người trong diện được hưởng và đủ điều kiện hưởng, mức phụ cấp thâm niên là 5% mức lương hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi (đủ 12 tháng) mỗi năm được tính thêm 1%. Như vậy
TP - Theo kế hoạch, trong tuần này Bộ GD&ĐT hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Trần Kim Tự - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT cho biết:Trước đây từng có chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (từ tháng 9 - 1988). Việc thực hiện chính sách ưu đãi này đã góp phần chấm dứt tình trạng giáo viên bỏ nghề hàng loạt vào cuối thập kỷ 80.
Tuy nhiên, chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo bắt đầu ngừng thực hiện từ năm 1993. Trong giai đoạn 1995 đến 2010, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi, nhưng không phải tất cả những ai phục vụ trong ngành được hưởng phụ cấp này mà chỉ có giáo viên đứng lớp. Trên thực tế, thu nhập của nhà giáo vẫn ở hàng thấp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhà giáo vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt khi về hưu, vì phụ cấp ưu đãi không dùng để đóng, tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc khôi phục phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được đặt ra từ bao giờ và khi nào sẽ thực hiện, thưa ông?
Trong quá trình soạn thảo đề án đổi mới cơ chế tài chính GD&ĐT, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của giáo viên, cán bộ quản lý trong toàn ngành, ban soạn thảo đã đưa nội dung thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vào dự thảo đề án. Chính phủ đã trình Quốc hội đề án này và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 35 ngày 19 - 6 - 2009. Sau đó, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, với quy định: Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Bộ GD&ĐT chủ trì cùng phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo. Chúng tôi đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ để hết tuần này có thể trình Chính phủ dự thảo Nghị định. Theo đó, chế độ phụ cấp thâm niên được tính hưởng kể từ ngày 1 - 1 - 2011.
Theo ông, chế độ phụ cấp thâm niên có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Nếu chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện thì chủ trương của Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu được hiện thực hoá. Nhà giáo là lực lượng lao động và làm nên chất lượng giáo dục, họ rất cần được quan tâm. Một trong những biểu hiện của sự quan tâm đó là làm sao đảm bảo chính sách để nhà giáo yên tâm tu dưỡng nghề nghiệp, thu hút người giỏi vào làm việc trong ngành, đồng thời cũng giữ nhà giáo ở lại trong ngành để phụng sự sự nghiệp trồng người.
Ngoài phụ cấp thâm niên sắp được thực hiện, hiện nay các nhà giáo còn được hưởng những chế độ ưu đãi gì, thưa ông?
Từ năm 1995 đến nay, tuỳ theo công việc và cấp học, nhà giáo được hưởng từ 25% đến 70% phụ cấp ưu đãi. Ngoài ra, nhà giáo đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng thêm phụ cấp thu hút tối đa là 5 năm với mức là 70% và một số chế độ trợ cấp và chế độ khác như: trợ cấp ban đầu, trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp mua vận chuyển nước ngọt, nước sạch; trợ cấp học và dạy tiếng dân tộc; trợ cấp tham quan học tập trong nước và các chế độ khác.
Theo dự thảo Nghị định về phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo, một trong những phương án được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ, quy định như sau:
Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên gồm giáo viên đang giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập; cán bộ giáo dục tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ và làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề (kể cả làm chuyên trách công đoàn giáo dục) ở cơ quan trung ương và địa phương; nhà giáo đã nghỉ hưu sau ngày 31- 12 - 1993. Điều kiện tính hưởng: Có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (60 tháng, không phân biệt liên tục hay gián đoạn) trở lên.
Mức phụ cấp: Người trong diện được hưởng và đủ điều kiện hưởng, mức phụ cấp thâm niên là 5% mức lương hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi (đủ 12 tháng) mỗi năm được tính thêm 1%. Như vậy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Phước Hưng
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)