Hải quân Trung Quốc kéo vào Biển Đông diễn tập tác chiến
Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh |
Ngày 12/10/2018 |
84
Chia sẻ tài liệu: Hải quân Trung Quốc kéo vào Biển Đông diễn tập tác chiến thuộc Các nhà văn, nhà thơ
Nội dung tài liệu:
Tham vọng biển của Trung Quốc : Nguy cơ tranh khu vực
/
Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
REUTERS/Guang Niu
Tình hình tại vùng Châu Á Thái Bình Dương luôn thu hút truyền thông thế giới, trong đó có báo giới Pháp. Tuần san Le Nouvel Observateur số ra tuần này có bài chạy tựa «Cuộc chiến mới trên Thái Bình Dương », cảnh báo về tình hình căng thẳng trong khu vực mà mấu chốt là tham vọng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc.
Trung hung hăng, láng xa lánh
Tờ báo cho biết, Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ, Anh và Pháp trước kia trở thành cường quốc biển. Nguyên nhân khiến Trung Quốc bằng mọi giá phải hướng ra biển, đó là địa thế Trung Quốc bị bao bọc xung quanh, từ bắc chí nam, từ Nhật Bản đến Indonesia, bởi một vòng vây các quần đảo lớn nhỏ và các vùng nước thuộc lãnh thổ của các nước « đối thủ » thậm chí là « kẻ thù ».
Tờ báo nhắc lại, Bắc Kinh đã yêu sách hầu hết lãnh thổ Biển Đông, tức tất cả các hòn đảo mà có khi cách lãnh thổ Trung Quốc đến nhiều ngàn cây số. Trung Quốc dần tăng cường sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm này. Tờ báo nêu rõ, mặc cho các nước dọc bờ biển phản đối, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện, thậm chí còn đe dọa, ở những vùng nước tranh chấp. Tình hình căng thẳng đến mức mà các nước trong khu vực phải cầu cứu đến Liên Hiệp Quốc trong việc thực thi các qui định quốc tế về luật biển. Nhiều nước trong số đó đã xích lại gần Mỹ bởi vì, theo tờ báo, đó là nước duy nhất có thể kiềm chế « sự tham lam của Trung Quốc ».
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tỏ ra « nhắm mắt tai ngơ » trước những phản đối của láng giềng. Và vào tháng 02 này, Bắc Kinh sẽ tung ra một bản đồ mới về cái gọi là « Đại Trung Hoa », một hành động mà theo tờ báo sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 11/2012, Trung Quốc đã cho in một bản đồ như thế trên hộ chiếu của Trung Quốc, gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khu vực.
Trung Quốc không ngại dùng vũ lực ? Le Nouvel Observateur nhận định, Trung Quốc đã trở thành cường quốc, và không còn cần phải che dấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Và tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Tờ báo nhắc lại, hồi năm ngoái, hải quân Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, đã cấm Malaisia triển khai tàu địa chấn trong phạm vi đặc quyền kinh tế Malaisia, đã gây xáo trộn hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Từ mùa hè rồi, Trung Quốc đã toan làm thay đổi thực trạng pháp lý ở các vùng nước đang tranh chấp với chiêu thức « việc đã rồi ». Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 7/2012, Trung Quốc đã cho thành lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Nhìn sang biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là một quần đảo bao gồm nhiều đảo nhỏ, do Nhật Bản kiểm soát. Từ nhiều năm nay, tranh chấp này luôn là ưu tiên khai thác của truyền thông của cả hai phía. Theo Le Nouvel Observateur, hồi tháng 12 rồi, tranh chấp Trung-Nhật đã tiến thêm một bước khi mà một máy bay Trung Quốc đã tiến vào không phận của khu vực này. Phía Nhật Bản xác nhận, đó là vụ « xâm phạm không phận Nhật Bản » lần đầu tiên kể từ thế chiến thứ hai. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn thường xuyên gây khó dễ cho tàu cá Nhật bản, và tàu hải giám của Trung Quốc thì cũng hay xâm nhập vào khu vực này.
Ở Trung Quốc, dư luận bị hâm nóng bởi sự hiện diện quá nhiều của chủ đề Điếu Ngư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người Trung Quốc còn không ngại nói : « Phải cho bọn nhược tiểu Nhật Bản một bài học ». Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc còn không ngại nói đến khả năng « xung đột vũ trang » giữa hai nước.
Phía Nhật Bản tỏ ra không nhân nhượng. Tình hình căng thẳng đến mức mà báo giới Nhật Bản đã nói đến nguy cơ « chiến tranh » giữa hai nước. Chính phủ mới của Nhật Bản đã tuyên bố không thương lượng về chủ đề Senkaku vì quần đảo này, theo chính phủ Nhật
/
Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
REUTERS/Guang Niu
Tình hình tại vùng Châu Á Thái Bình Dương luôn thu hút truyền thông thế giới, trong đó có báo giới Pháp. Tuần san Le Nouvel Observateur số ra tuần này có bài chạy tựa «Cuộc chiến mới trên Thái Bình Dương », cảnh báo về tình hình căng thẳng trong khu vực mà mấu chốt là tham vọng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc.
Trung hung hăng, láng xa lánh
Tờ báo cho biết, Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ, Anh và Pháp trước kia trở thành cường quốc biển. Nguyên nhân khiến Trung Quốc bằng mọi giá phải hướng ra biển, đó là địa thế Trung Quốc bị bao bọc xung quanh, từ bắc chí nam, từ Nhật Bản đến Indonesia, bởi một vòng vây các quần đảo lớn nhỏ và các vùng nước thuộc lãnh thổ của các nước « đối thủ » thậm chí là « kẻ thù ».
Tờ báo nhắc lại, Bắc Kinh đã yêu sách hầu hết lãnh thổ Biển Đông, tức tất cả các hòn đảo mà có khi cách lãnh thổ Trung Quốc đến nhiều ngàn cây số. Trung Quốc dần tăng cường sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm này. Tờ báo nêu rõ, mặc cho các nước dọc bờ biển phản đối, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện, thậm chí còn đe dọa, ở những vùng nước tranh chấp. Tình hình căng thẳng đến mức mà các nước trong khu vực phải cầu cứu đến Liên Hiệp Quốc trong việc thực thi các qui định quốc tế về luật biển. Nhiều nước trong số đó đã xích lại gần Mỹ bởi vì, theo tờ báo, đó là nước duy nhất có thể kiềm chế « sự tham lam của Trung Quốc ».
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tỏ ra « nhắm mắt tai ngơ » trước những phản đối của láng giềng. Và vào tháng 02 này, Bắc Kinh sẽ tung ra một bản đồ mới về cái gọi là « Đại Trung Hoa », một hành động mà theo tờ báo sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 11/2012, Trung Quốc đã cho in một bản đồ như thế trên hộ chiếu của Trung Quốc, gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khu vực.
Trung Quốc không ngại dùng vũ lực ? Le Nouvel Observateur nhận định, Trung Quốc đã trở thành cường quốc, và không còn cần phải che dấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Và tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Tờ báo nhắc lại, hồi năm ngoái, hải quân Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, đã cấm Malaisia triển khai tàu địa chấn trong phạm vi đặc quyền kinh tế Malaisia, đã gây xáo trộn hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Từ mùa hè rồi, Trung Quốc đã toan làm thay đổi thực trạng pháp lý ở các vùng nước đang tranh chấp với chiêu thức « việc đã rồi ». Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 7/2012, Trung Quốc đã cho thành lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Nhìn sang biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là một quần đảo bao gồm nhiều đảo nhỏ, do Nhật Bản kiểm soát. Từ nhiều năm nay, tranh chấp này luôn là ưu tiên khai thác của truyền thông của cả hai phía. Theo Le Nouvel Observateur, hồi tháng 12 rồi, tranh chấp Trung-Nhật đã tiến thêm một bước khi mà một máy bay Trung Quốc đã tiến vào không phận của khu vực này. Phía Nhật Bản xác nhận, đó là vụ « xâm phạm không phận Nhật Bản » lần đầu tiên kể từ thế chiến thứ hai. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn thường xuyên gây khó dễ cho tàu cá Nhật bản, và tàu hải giám của Trung Quốc thì cũng hay xâm nhập vào khu vực này.
Ở Trung Quốc, dư luận bị hâm nóng bởi sự hiện diện quá nhiều của chủ đề Điếu Ngư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người Trung Quốc còn không ngại nói : « Phải cho bọn nhược tiểu Nhật Bản một bài học ». Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc còn không ngại nói đến khả năng « xung đột vũ trang » giữa hai nước.
Phía Nhật Bản tỏ ra không nhân nhượng. Tình hình căng thẳng đến mức mà báo giới Nhật Bản đã nói đến nguy cơ « chiến tranh » giữa hai nước. Chính phủ mới của Nhật Bản đã tuyên bố không thương lượng về chủ đề Senkaku vì quần đảo này, theo chính phủ Nhật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 67,72KB|
Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)