GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học

Chia sẻ bởi Anh Dũng | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học
Tuần Việt Nam - 4 giờ trước 241 lượt xem
Cần phải có thái độ thực tế hơn để mạnh dạn cắt bỏ chương trình của từng bộ môn và cắt bỏ cả những môn học không cần thiết.

Sư phạm luôn "đứng ngoài" đổi mới giáo dục phổ thông?
Vi sao các cuộc cải cách hay đổi mới giáo dục phổ thông gần đây đều không hiệu quả? Tôi cho rằng, cần phải nói đến hiện tượng các trường ĐH Sư phạm không được gắn kết một cách có hiệu quả với các trường PT.
Lấy ví dụ như việc thay đổi chương trình và SGK. Rất nhiều thầy giáo ở các trường ĐHSP được mời viết SGK mới, mời làm thẩm định SGK, hoặc mời góp ý kiến cho SGK. Nhưng trước khi SGK mới được thực hiện, SV sư phạm không hề được chuẩn bị, được nghiên cứu trước để khi ra trường có thể làm việc được ngay.
Việc một số thầy được mời giảng bài với nội dung thay SGK mới đã làm việc không có kết quả cũng chứng tỏ rằng các trường ĐH đứng ngoài những sự thay đổi lớn, nhỏ ở bậc PT. Điều này quả là rất không bình thường. Việc đổi mới giáo dục bậc PT không thể thành công nếu không có sự tham gia của các trường sư phạm.
Một hiện tượng cũng cần lưu ý là điểm tuyển sinh ở các trường SP có xu hướng ngày càng giảm. Đã có thời kì các trường SP tuyển được nhiều học sinh khá giỏi, đó là khi nhà nước có chủ trương đúng, sinh viên SP được miễn học phí. Muốn năng cao chất lượng giáo dục PT thì cần phải có thầy giỏi, muốn vậy các trường SP cần thu hút được nhiều học sinh khá giỏi. Chúng ta cần có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả hơn nữa ưu tiên cho SP để làm được điều đó.
Chất lượng tuyển sinh vào các trường ĐH cũng là điều đáng lo lắng. Các đề thi tuyển sinh vào ĐH mấy năm gần đây hoàn toàn không khó, nhưng vẫn có rất nhiều điểm 0 cho các môn thi tự luận. Điểm sàn vẫn đang dừng ở mức 13 điểm và có nhiều trường phải lấy dưới điểm sàn.
Với đầu vào thấp như vậy thì công tác đào tạo ở bậc ĐH cố nhiên gặp nhiều khó khăn. Hơn thế phương pháp học ở phổ thông chưa được thay đổi mạnh mẽ để cho học sinh có thể tiếp cận tốt với cung cách học tập có suy nghĩ, có sáng tạo ở bậc ĐH. Họ không biết cách nghe giảng, không có thói quen tra cứu tài liệu để tham khảo, không thích tìm hiểu vấn đề sâu hơn, không quen làm việc theo nhóm...tức là vẫn học tập theo cách hoàn toàn thụ động như ở PT.

"Dạy nhồi" và "học nhét"
Việc thay đổi cách dạy và cách học ở bậc PT là cần thiết, nhưng sẽ không thực hiện được nếu như chương trình học vẫn còn quá nặng như hiện nay.Với quy định chỉ 3 tiết toán/ tuần, thì thầy và trò chỉ có cách "dạy nhồi" và "học nhét" mà thôi.
Chương trình ở bậc THPT được thiết kế qua nhiều môn học trong cùng một thời gian (hàng tuần đều có 13 môn học) làm cho học sinh rất căng thẳng và mệt mỏi, và vì thế việc nẩy sinh ra môn chính, môn phụ là điều không tránh khỏi. Ấy thế mà nhiều người cũng kiến nghị nên đưa vào chương trình nhiều nội dung hơn nữa như: Chống tham nhũng, giáo dục giới tính, luật giao thông, bảo vệ môi trường, thậm chí còn đưa vào trò chơi dân gian...Có lẽ phải quan niệm lại thế nào là giáo dục toàn diện?

Mạnh dạn cắt bỏ
Theo tôi cần phải có thái độ thực thế hơn để mạnh dạn cắt bỏ CT của từng bộ môn và cắt bỏ cả những môn học không cần thiết. Ví dụ môn "Giáo dục công dân" chẳng hạn.
Lớp 10 có 35 tiết với các nội dung trong học kì I như sau: Thế giới quan duy vật, biện chứng pháp; Vật chất và tồn tại khách quan. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Nguồn gốc và cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Khuynh hướng phát triển. Thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Con người là chủ thể xã hội và là mục tiêu phát triển xã hội ....
Có người nói vui, giống như chương trình của Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. Điều khó hiểu là làm sao một đứa trẻ 15 tuổi lại có thể học được, tiếp thu được các khái niệm triết học rối rắm đến như thế. Học những điều ấy trong môn GDCD thì có lợi gì?

Tôi cho rằng các nội dung đó hoàn toàn không cần thiết, nên bỏ hẳn và thay bằng giáo dục những kĩ năng sống phù hợp với lứa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Dũng
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)