GS H.Tụy nói về Toán học VN

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 14/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: GS H.Tụy nói về Toán học VN thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Toán học Việt Nam trong sự phát triển đất nước

* Lời giới thiệu :
GS Hoàng Tụy là một Nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng. Không chỉ là một nhà Toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. GS đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996)
Gần đây GS có Bài viết khá tâm huyêt ( Trên Tạp chí “Tia Sáng”) nói về Toán học Việt Nam trong sự phát triển đất nước; Nhân sắp vào Năm học mới, NST giới thiệu để bạn nào quan tâm suy nghĩ.
1- Chúng ta có chủ trương phát triển công nghệ phần mềm. Đây là một chủ trương đúng đắn, đã được nhiều người trong nước và bạn bè khoa học ở nước ngoài đề xuất từ vài chục năm nay. Cơ sở đề xuất đó dựa trên nhận định đã hình thành từ lâu là Việt Nam có nhiều tiềm năng toán học và cũng đã xây dựng được một lực lượng toán học đáng kể. Rất tiếc điều trớ trêu là tuy xuất phát của chủ trương trên dựa trên đánh giá tiềm năng toán học, nhưng thực tế nhiều năm qua, càng lo phát triển tin học và chú ý công nghệ phần mềm bao nhiêu thì chúng ta càng lơ là toán học bấy nhiêu, dường như có người nghĩ rằng có thể phát triển tin học và công nghệ phần mềm tách rời với toán học, không cần toán học. Tôi chỉ đơn cử một thí dụ: trong hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia ở nhiều nước (chẳng hạn Trung Quốc) đều có phòng thí nghiệm tính toán khoa học (scientific computing). Thực chất là đơn vị chuyên nghiên cứu phần toán học liên quan đến tính toán. ở ta, chẳng mấy ai mặn mà với đề nghị thành lập một phòng thí nghiệm như thế. Gần đây các báo của ta tuyên truyền nhiều về công nghệ phần mềm của ấn Độ, mỗi năm xuất khẩu hàng tỷ USD, và triển vọng mấy năm tới có thể đưa ấn Độ tiến lên vị trí cường quốc phần mềm trên thế giới. Chúng ta muốn học tập kinh nghiệm ấn Độ, song chỉ chú ý kết quả sau cùng của họ. Còn con đường đi tới kết quả đó, để có được một nền công nghiệp phần mềm như ngày ngay của họ thì chúng ta không quan tâm. Tiện đây xin nhắc lại con đường ấy, để chúng ta rút kinh nghiệm: Công nghiệp phần mềm của Ấn Độ bắt đầu xây dựng dưới sự bảo trợ trực tiếp của Viện Tata Institute of Fundamental Research ở Bombay là nơi tập trung nhiều nhà toán học Ấn Độ hàng đầu thế giới. Ấn Độ có truyền thống lâu đời về toán học, và từ 50 năm nay đã là một cường quốc về toán học hiện đại. Ấn Độ có cả một hậu phương toán học và tin học vững chắc ở Mỹ. Hiện tượng đập vào mắt các nhà khoa học nước ngoài khi đến Mỹ là ở nhiều khoa toán hay tin học và các viện nghiên cứu về những ngành liên quan ở Mỹ, đứng đầu là người ấn Độ hoặc một số khá đông người giỏi là Ấn Độ. Với các lợi thế ấy, Ấn Độ xây dựng được một nền công nghiệp phần mềm như ngày nay là điều dễ hiểu. Trong khi đó ở Việt Nam, chút ít gì chúng ta đã may mắn gây dựng được theo những hướng ấy trước đây thì nay đang sa sút dần vì chẳng có ai quan tâm. Liệu chúng ta sẽ có cách nào phát triển công nghệ phần mềm mà không cần toán học? 2- Chúng ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, mà đặc điểm là vai trò không ngừng tăng lên của trí tuệ. Trong bối cảnh đó, các thành tựu khoa học, công nghệ ngày càng mang theo một hàm lượng lớn về toán học. Có nhiều trường hợp toán học cổ điển không đủ sức giải quyết, dù phải vận dụng đến những máy siêu tính cực mạnh, nên hàng loạt bộ môn toán học mới đã ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Và cũng không ít trường hợp những bộ môn toán học thuần túy lý thuyết trước đây bỗng trở nên rất đắc dụng. Trong khung cảnh ấy, muốn du nhập và thích ứng công nghệ tiên tiến, rõ ràng phải có trình độ toán học. Hơn nữa, muốn nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, phải không ngừng tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm xuất khẩu. Có thể chăng thực hiện được điều đó mà không cần phát triển khoa học cơ bản và toán học? 3- Một đất nước muốn tiến lên phồn vinh cần thường xuyên chăm lo để có: Dân trí cao; Nhân lực lành nghề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 11,46KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)