DI CHÚC BÁC HỒ
Chia sẻ bởi Đinh Văn Quyết |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: DI CHÚC BÁC HỒ thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
“Di chúc” Bác Hồ - Kết tinh của những giá trị lịch sử, tài sản vô giá của dân tộc ta (21/05/2010)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Bác Hồ của chúng ta là con người của những quyết định lịch sử, trong những bước ngoặt lịch sử”. Hai mươi bốn năm sau ngày đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng và để lại một bản “Di chúc” thiêng liêng, bất hủ.
“Di chúc” của Bác là sản phẩm kết tụ tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. “Di chúc” thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ hết sức to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng, để quân và dân ta giành những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Cùng với thời gian, những điều Bác mong muốn và căn dặn trong “Di chúc” dù rất giản dị, nhưng đã thể hiện trong đó những giá trị tư tưởng lớn của một trí tuệ mẫn tiệp có tầm nhìn xa trông rộng và thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn cao cả của Người.
Bác căn dặn chúng ta: Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Nội dung “Di chúc” căn dặn nhiều vấn đề nhưng trước hết Bác nói về Đảng: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Bác nói: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".
Với đoàn viên và thanh niên, Bác ân cần chỉ bảo: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Bác dành những tình cảm trìu mến đối với mọi tầng lớp đồng bào: "Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Về việc riêng, Bác dặn: “Sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân”. Bác còn yêu cầu thi hài Bác hỏa táng. Chôn trên một ngọn đồi cao mát mẻ, ai đến thăm trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều sẽ thành rừng tốt cho phong cảnh và có lợi cho nông nghiệp.
Ở tuổi 79, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, dù phải từ biệt thế giới này, Bác không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Bác để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Bác nói lên điều mong muốn cuối cùng: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Bản “Di chúc” mang sức nặng tổng kết một cuộc đời, một sự nghiệp. Với cách mạng và với Đảng, đó là cả một chặng đường chiến đấu gian lao, trải qua những cuộc chiến tranh giải phóng, đánh bại hai đế quốc to, cả chủ nghĩa thực dân cũ lẫn chủ nghĩa thực dân mới - Pháp và Mỹ. Không chỉ vậy, đó còn là sự nghiệp đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và là nhân tố đảm bảo quan trọng nhất cho sự bền vững của độc lập dân tộc...
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đã thắng lợi hoàn toàn, miền Nam được hoàn toàn
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Bác Hồ của chúng ta là con người của những quyết định lịch sử, trong những bước ngoặt lịch sử”. Hai mươi bốn năm sau ngày đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng và để lại một bản “Di chúc” thiêng liêng, bất hủ.
“Di chúc” của Bác là sản phẩm kết tụ tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. “Di chúc” thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ hết sức to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng, để quân và dân ta giành những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Cùng với thời gian, những điều Bác mong muốn và căn dặn trong “Di chúc” dù rất giản dị, nhưng đã thể hiện trong đó những giá trị tư tưởng lớn của một trí tuệ mẫn tiệp có tầm nhìn xa trông rộng và thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn cao cả của Người.
Bác căn dặn chúng ta: Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Nội dung “Di chúc” căn dặn nhiều vấn đề nhưng trước hết Bác nói về Đảng: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Bác nói: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".
Với đoàn viên và thanh niên, Bác ân cần chỉ bảo: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Bác dành những tình cảm trìu mến đối với mọi tầng lớp đồng bào: "Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Về việc riêng, Bác dặn: “Sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân”. Bác còn yêu cầu thi hài Bác hỏa táng. Chôn trên một ngọn đồi cao mát mẻ, ai đến thăm trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều sẽ thành rừng tốt cho phong cảnh và có lợi cho nông nghiệp.
Ở tuổi 79, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, dù phải từ biệt thế giới này, Bác không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Bác để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Bác nói lên điều mong muốn cuối cùng: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Bản “Di chúc” mang sức nặng tổng kết một cuộc đời, một sự nghiệp. Với cách mạng và với Đảng, đó là cả một chặng đường chiến đấu gian lao, trải qua những cuộc chiến tranh giải phóng, đánh bại hai đế quốc to, cả chủ nghĩa thực dân cũ lẫn chủ nghĩa thực dân mới - Pháp và Mỹ. Không chỉ vậy, đó còn là sự nghiệp đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và là nhân tố đảm bảo quan trọng nhất cho sự bền vững của độc lập dân tộc...
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đã thắng lợi hoàn toàn, miền Nam được hoàn toàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Văn Quyết
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)