De thi va huong dan cham HSG lop 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Luyện | Ngày 12/10/2018 | 164

Chia sẻ tài liệu: De thi va huong dan cham HSG lop 10 thuộc Các nhà văn, nhà thơ

Nội dung tài liệu:




Trường THPT Hậu Lộc 4 kì thi học sinh giỏi cấp trường
----------------- năm học 2008 - 2009
Môn thi: ngữ văn, khối 10
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề


Đề bài

Câu I (8 điểm)
Quan niệm "dại" và" khôn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu thơ sau trong bài thơ Nhàn
" Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao"
(Ngữ văn 10, tập1, NXB Giáo dục
năm 2008, trang 129)
Câu II (12 điểm)
Anh(chị) hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

............................................ Hết.............................................

Thí sinh không được dùng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh................................... Số báo danh...............

















Trường THPT Hậu lộc 4 hướng dẫn chấm đề thi học sinh
................. giỏi trường năm học 2008 - 2009
môn: ngữ văn - khối 10
Câu 1 ( 8điểm)
A. Yêu cầu về nôi dung ( 6đ )
a. Giới thiệu về tác giả, nhà thơ tiêu biểu thế kỉ XVI, một nhân cách cao thượng; bài thơ Nhàn một bài thơ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm lời thơ tự nhiên, giản dị, nội dung gửi gắm triết lí sống nhàn tìm đến thiên nhiên xa vòng danh lợi giữ vững cốt cách tâm hồn( 1đ )
b. Tìm hiểu biểu tượng "nơi vắng vẻ", "chốn lao xao" trong hai câu thơ từ đó thấy được quan điểm và cách nói độc đáo của Nguyễn Bỉnh Khiêm về "dại" và " khôn"( 3đ )
- Tìm nơi vắng vẻ không phải là lánh đời mà tìm nơi mình thích thú, được sống thoải mái, an toàn, nơi không phải chốn quan trường, chợ búa " dành giật tư lợi"( 1đ )
- Đến chốn lao xao là đến chốn " chợ lợi đường danh" huyên náo, nơi con người đua chen, gành giật hãm hại nhau. Đây là nơi có nhiều nguy hiểm khôn lường ( 1đ )
- Quan niệm "khôn" và "dại" của Nguyễn Bỉnh Khiêm khác đời vì đây là cách nói ngược với giọng mỉa mai. "Dại" ở đây chính là khôn, "Khôn" lại chính là dại. Nghệ thuật đối
biểu hiện thái độ lựa chọn dứt khoát của nhà thơ từ bỏ lợi danh tìm đến cuộc sống thanh bạch, đó là quan niệm lẽ sóng sống của một nhân cách lớn ( 1đ )
c. Khái quát nâng cao vấn đề: Quan niện "dại" - "khôn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện cách ứng xử của nhà nho trong thời buổi đất nước loạn lạc, rối ren lánh đục tìm trong cốt giữ trọn thiên lương trong sáng; ngày nay trong hoàn cảnh đất nước đổi mới, ngẫm về lẽ sống ngưỡi xưa chúng ta trân trọng, ngưỡng mộ tiếp nhận nhưng mỗi người cần nhận thức được trách nhiệm với cuộc đời và thắp lên khát vọng sống để cống hiến( 2đ )
B. Yên cầu về hình thức và kĩ năng ( 2đ )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Luyện
Dung lượng: 28,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)