Chuyen de ung dung CNTT truong noi tru DakDoa

Chia sẻ bởi Lê Thị Hảo | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de ung dung CNTT truong noi tru DakDoa thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
THAM LUẬN CHUYÊN ĐỀ:
TIẾT DẠY CÓ SỰ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÔN TOÁN – Năm học 2010 - 2011
thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi khám phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau khiến cho các em mong muốn tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng gắn với máy vi tính nhiều hơn, gắn với công nghệ thông tin nhiều hơn. Vì vậy người giáo viên cần có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, biết khai thác và sử dụng máy vi tính, internet một cách có hiệu quả
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cần chú ý tới việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học nào cũng cần bài giảng điện tử, nên chọn những chủ đề có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống, cần tránh những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả lại không đáng kể.
1/ Một số trường hợp nên thiết kế bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học:
Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó học sinh khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm một cách trực quan hơn.
Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó thông qua việc phải hoàn thành một số lượng lớn bài tập, hoặc qua ví dụ.
Khi cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính nhẩm, ta có thể tạo ra trò chơi trong đó máy tính sẽ tự động ra liên tiếp các bài tập tính nhẩm, học sinh nhẩm kết quả và máy sẽ có đáp án và đánh giá trình độ tính nhẩm của học sinh.
Khi cần sử dụng phần mềm cho nội dung bài cần mô phỏng các chuyển động, cần tạo ra tình huống có vấn đề để khích thích hứng thú học tập ở học sinh.
Khi nội dung bài cần thay đổi các điều kiện, các tham số.
Khi nội dung bài mà học sinh thường mắc sai lầm, cần có bài tập mẫu, bài giải mẫu để tham khảo, để rút kinh nghiệm.
Khi nội dung bài cần có tiểu kết, tổng kết chương.
Khi bài học cần có các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp các em củng cố nhanh bài học.
Khi nội dung cần tiết kiệm thời gian trên lớp (kẻ-vẽ hình phức tạp).
2/ Một số điểm lưu ý khi thiết kế và ứng dụng công nghệ thông trong dạy học Toán:
Về mục tiêu bài học, thời gian và các bước lên lớp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc và phương pháp dạy học bộ môn, bài trình chiếu bằng powerpoint không phải là giáo án nên không thể thay thế giáo án truyền thống, không thể thay thế toàn bộ vai trò người thầy mà chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ thầy trò để nâng cao hiệu quả dạy học. Nên kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như phấn, bảng, mô hình, dụng cụ,… để phát huy cao nhất hiệu quả tiết dạy.
Cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ , tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh làm việc tích cực, tránh lạm dụng trình chiếu một chiều, cần ưu tiên thiết kế các hoạt động dưới dạng kênh hình, kênh động.
Tuỳ thuộc vào nội dung cần thiết kế mà lựa chọn phần mềm cho phù hợp.
Trong thiết kế trình chiếu không nên dùng màu sắc loè loẹt, quá nhiều hiệu ứng sẽ làm học sinh mất tập trung vào bài giảng.
Màu sắc của hình nền với kênh hình, kênh chữ nên chọn tương phản nhau.
Cần chú ý phương án đề phòng sự cố mất điện.
Bước đầu nên hướng dẫn học sinh cách ghi bài .

ĐakĐoa, ngày 04/10/2010
Người viết


Lê Thị Hảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hảo
Dung lượng: 5,08KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)