Chuyen de nito-phot pho

Chia sẻ bởi Đinh Ngọ Sơn | Ngày 14/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: chuyen de nito-phot pho thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG:2 NITƠ – PHOTPHO

Bài tập Nito và hợp chất nito:

Loại 1: Dạng toán hiệu suất
Bài 1: Người ta thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ 84g N2 và 12g H2. Sau phản ứng thu được 25,5g NH3.
a. Tính % thể tích hỗn hợp sau phản ứng
b. Tính hiệu suất của phản ứng

Bài 2: Người ta thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ 10 mol N2 và 10 mol H2. Sau phản ứng thu được 34g NH3.
a.Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng
b.Tính hiệu suất của phản ứng trên.

Bài 3: Nén 1 hỗn hợp khí gồm có 2 mol nito, 7 mol hidro trong 1 bình phản ứng có sẵn chất xúc tác và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 4500C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol hỗn hợp khí.
a.Tính % số mol nito đã phản ứng.
b.Tính thể tích NH3 (đkc) được tạo thành

Bài 4: Ta muốn điều chế 17g NH3 thì phải dùng bao nhiêu lít N2 và H2 (đkc). Biết hiệu suất NH3 tạo ra đạt 5% so với lý thuyết. Muốn trung hòa hết lượng NH3 đó phải dùng bao nhiêu lít dd HCl 20% (d=1,1), biết rằng 

Bài 5: Trong bình phản ứng có 100 ml N2 và H2 theo tỷ lệ 1:3. Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 300 atm và của hỗn hợp khí sau phản ứng là 285 atm. Nhiệt độ trong bình được giữ không đổi.
a.Tính số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng.
b.Tính hiệu suất phản ứng.
Bài 6: Trong bình phản ứng có 200 mol N2, H2 theo tỷ lệ 1:4 ; áp suất hỗn hợp khí lúc đầu là 400 atm. Sau phản ứng đạt trạng thái cân bằng, hiệu suất của phản ứng là 25%.
a.Tính số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng (biết nhiệt độ không đổi).
b.Tính áp suất của hh khí sau phản ứng

Loại 2: Dạng toán khí:
Bài 1: Cho 1,68 lít khí NH3 ở P =2 atm và T =2730K qua ống sứ đựng CuO nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A và chất rắn B không tan trong HCl. Tính khối lượng rắn B và thể tích khí A thu được?

Bài 2: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M.
a.Viết ptpu.
b.Tính thể tích khí N2 (đkc) tạo thành sau phản ứng.

Bài 3: Cho 1,12 lít NH3 (đkc) tác dụng với 16g CuO nung nóng, sau phản ứng còn một chất rắn X còn lại.
a.Tính khối lượng rắn X thu được.
b.Tính thể tích dd HCl pH=0,7 đủ để tác dụng với X.

Bài 4: Cho 50 ml dd chứa 3,4g NH3 tác dụng với 450 ml dd H2SO4 1M.
a.Viết ptpu dạng phân tử và ion thu gọn.
b.Tính nồng độ mol của các ion có trong dd thu được.Coi như các chất điện ly hoàn toàn ra ion.

Bài 5: Cho 1344 cm3 NH3(đkc) tác dụng với 100 ml dd A chứa 2 axit HCl và H2SO4 thu được 3,585g hh gồn 2 muối trung hòa.
a.Tính khối lượng mỗi muối thu được.
b.Tính CM của HCl và H2SO4 trong dd A.

Loại 3: Dạng muối amoni:
Bài 1: Cho dd NaOH dư vào 150 ml dd (NH4)2SO4 1M, đun nhẹ
a.Viết pt dạng phân tử và ion thu gọn.
b.Tính thể tích khí thu được (đkc).

Bài 2: Cho 23,9g hh X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 tác dụng hết với xút, đun nóng thu được 8,96 lít khí (đkc)
a.Tính % khối lượng mỗi chất trong dd X.
b.Cho 4,78g hh X tác dụng với BaCl2 có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được

Bài 3: Cho 2,92g hh X gồm NH4NO3 và (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với 400 ml dd NaOH thu được 0,896 lít khí.
a.Tính % theo khối lượng dd X.
b.Tìm pH của dd NaOH đã dùng.

Bài 4: Hỗn hợp A gồm 2 muối NH4Cl và NH4NO3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Ngọ Sơn
Dung lượng: 85,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)