Chuyen de nang cao hieu qua hoat dong cung co mon toan truong noi tru DakDoa
Chia sẻ bởi Lê Thị Hảo |
Ngày 14/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: chuyen de nang cao hieu qua hoat dong cung co mon toan truong noi tru DakDoa thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
THAM LUẬN CHUYÊN ĐỀ:
“Nâng cao hiệu quả của hoạt động củng cố – hướng dẫn về nhà trong tiết dạy của bộ môn TOÁN ở trường PTDT Nội trú”
“Củng cố – hướng dẫn về nhà” là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong tiết dạy của bất kỳ bộ môn nào ở khối trung học cơ sở nhằm để đạt được mục tiêu chất lượng bộ môn. Song, với đối tượng là học sinh dân tộc thì đây là một hoạt động thật sự rất quan trọng và rất cần thiết, cấp bách trong từng nội dung, từng bài, từng chương hoặc từng khối lớp. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả của hoạt động “Củng cố – hướng dẫn về nhà” .
I/ Yêu cầu đối với giáo viên:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động “Củng cố” thì giáo viên phải phân loại được kiến thức cần cung cấp và phương pháp sử dụng để truyền tải thông tin đến học sinh trong từng bài dạy. Tuỳ từng loại mà ta có thể sử dụng cách củng cố khác nhau sao cho phù hợp.
1/ Dạy khái niệm.
2/ Dạy tính chất.
3/ Dạy phát hiện và giải quyết vấn đề.
4/ Dạy hợp tác theo nhóm nhỏ.
5/ Dạy luyện tập.
6/ Dạy ôn tập.
7/ Dạy thực hành.
8/ Dạy luyện tập cá nhân.
- Sau khi phân loại thì giáo viên cần phải dự kiến được nội dung trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra trong quá trình hoạt động dạy-học, đặc biệt là phải dự kiến được những “lỗ hỏng” về mặt kiến thức cũng như khó khăn, sai lầm phổ biến mà học sinh thường mắc phải để chuẩn bị cho phần củng cố.
-Trong quá trình hoạt động của tiết dạy, giáo viên cần phải chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của học sinh để củng cố.
- Chú ý đề nghị nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, giúp đỡ cho các học sinh yếu kém hoàn thành nhiệm vụ khi hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc khi thực hành.
* Có thể củng cố bằng nhiều cách: Củng cố từng phần hoặc củng cố cuối bài
Khi dạy về khái niệm, định nghĩa, tính chất: cần củng cố khắc sâu các điều kiện cần phải có.
Khi dạy về luyện tập thì cần củng cố cách giải, cách biến đổi để đưa về dạng quen thuộc.
Khi dạy về ôn tập thì cần củng cố kiến thức trọng tâm, phân dạng toán, cách giải và cách sử sụng kiến thức để tìm cách giải.
Khi dạy về thực hành thì củng cố cách vận dụng.
Khi dạy luyện tập các nhân thì củng cố cách chọn kiến thức để vận dụng vào bài tập, chỉ sai sót học sinh hay mắc phải và cách sửa chữa.
* Các hình thức củng cố: Có thể là :củng cố bằng vấn đáp, củng cố bằng bài tập trắc nghiệm, củng cố bằng ví dụ hoặc phản ví dụ, củng cố bằng các bài tập nhỏ nhưng cơ bản, củng cố bằng liên hệ thực tế.
Trong quá trình củng cố có thể lồng ghép việc hướng dẫn về nhà hoặc hướng dẫn về nhà dành ở cuối bài, công việc này giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo để học sinh chuẩn bị bài học sau một cách hiệu quả, không nhất thiết chỉ là phải học bài vừa học mà phải tìm tòi những kiến thức có liên quan đến bài học tiếp theo mà yêu cầu học sinh chuẩn bị thật sự nghiêm túc thông qua các hình thức: trả lời câu hỏi, chuẩn bị dụng cụ, đồ dụng học tập, kết quả bài giải để phát hiện vấn đề.
II/ Yêu cầu đối với học sinh:
Tích cực trong học tập, có thói quen tự học, tự rèn.
Có sổ tay cá nhân để tích luỹ những thủ thuật trong việc nắm bắt các dạng toán và cách giải các dạng toán.
Có sổ ghi lịch học ngoài giờ chính khóa: ghi đầy đủ những nội dung mà giáo viên yêu cầu trong tiết học để về nhà thực hiện, khi kiểm tra bài cũ phải mang theo cả sổ ghi lịch học ngoài giờ để giáo viên kiểm tra việc ghi chép kế hoạch học tập bộ môn như thế nào, dựa vào đó kiểm tra trên vở chuẩn bị: soạn, bài tập về nhà, hoặc việc học bài cũ như thế nào,…
ĐakĐoa ngày 10/4/2010
Người viết
Lê Thị Hảo
“Nâng cao hiệu quả của hoạt động củng cố – hướng dẫn về nhà trong tiết dạy của bộ môn TOÁN ở trường PTDT Nội trú”
“Củng cố – hướng dẫn về nhà” là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong tiết dạy của bất kỳ bộ môn nào ở khối trung học cơ sở nhằm để đạt được mục tiêu chất lượng bộ môn. Song, với đối tượng là học sinh dân tộc thì đây là một hoạt động thật sự rất quan trọng và rất cần thiết, cấp bách trong từng nội dung, từng bài, từng chương hoặc từng khối lớp. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả của hoạt động “Củng cố – hướng dẫn về nhà” .
I/ Yêu cầu đối với giáo viên:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động “Củng cố” thì giáo viên phải phân loại được kiến thức cần cung cấp và phương pháp sử dụng để truyền tải thông tin đến học sinh trong từng bài dạy. Tuỳ từng loại mà ta có thể sử dụng cách củng cố khác nhau sao cho phù hợp.
1/ Dạy khái niệm.
2/ Dạy tính chất.
3/ Dạy phát hiện và giải quyết vấn đề.
4/ Dạy hợp tác theo nhóm nhỏ.
5/ Dạy luyện tập.
6/ Dạy ôn tập.
7/ Dạy thực hành.
8/ Dạy luyện tập cá nhân.
- Sau khi phân loại thì giáo viên cần phải dự kiến được nội dung trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra trong quá trình hoạt động dạy-học, đặc biệt là phải dự kiến được những “lỗ hỏng” về mặt kiến thức cũng như khó khăn, sai lầm phổ biến mà học sinh thường mắc phải để chuẩn bị cho phần củng cố.
-Trong quá trình hoạt động của tiết dạy, giáo viên cần phải chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của học sinh để củng cố.
- Chú ý đề nghị nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, giúp đỡ cho các học sinh yếu kém hoàn thành nhiệm vụ khi hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc khi thực hành.
* Có thể củng cố bằng nhiều cách: Củng cố từng phần hoặc củng cố cuối bài
Khi dạy về khái niệm, định nghĩa, tính chất: cần củng cố khắc sâu các điều kiện cần phải có.
Khi dạy về luyện tập thì cần củng cố cách giải, cách biến đổi để đưa về dạng quen thuộc.
Khi dạy về ôn tập thì cần củng cố kiến thức trọng tâm, phân dạng toán, cách giải và cách sử sụng kiến thức để tìm cách giải.
Khi dạy về thực hành thì củng cố cách vận dụng.
Khi dạy luyện tập các nhân thì củng cố cách chọn kiến thức để vận dụng vào bài tập, chỉ sai sót học sinh hay mắc phải và cách sửa chữa.
* Các hình thức củng cố: Có thể là :củng cố bằng vấn đáp, củng cố bằng bài tập trắc nghiệm, củng cố bằng ví dụ hoặc phản ví dụ, củng cố bằng các bài tập nhỏ nhưng cơ bản, củng cố bằng liên hệ thực tế.
Trong quá trình củng cố có thể lồng ghép việc hướng dẫn về nhà hoặc hướng dẫn về nhà dành ở cuối bài, công việc này giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo để học sinh chuẩn bị bài học sau một cách hiệu quả, không nhất thiết chỉ là phải học bài vừa học mà phải tìm tòi những kiến thức có liên quan đến bài học tiếp theo mà yêu cầu học sinh chuẩn bị thật sự nghiêm túc thông qua các hình thức: trả lời câu hỏi, chuẩn bị dụng cụ, đồ dụng học tập, kết quả bài giải để phát hiện vấn đề.
II/ Yêu cầu đối với học sinh:
Tích cực trong học tập, có thói quen tự học, tự rèn.
Có sổ tay cá nhân để tích luỹ những thủ thuật trong việc nắm bắt các dạng toán và cách giải các dạng toán.
Có sổ ghi lịch học ngoài giờ chính khóa: ghi đầy đủ những nội dung mà giáo viên yêu cầu trong tiết học để về nhà thực hiện, khi kiểm tra bài cũ phải mang theo cả sổ ghi lịch học ngoài giờ để giáo viên kiểm tra việc ghi chép kế hoạch học tập bộ môn như thế nào, dựa vào đó kiểm tra trên vở chuẩn bị: soạn, bài tập về nhà, hoặc việc học bài cũ như thế nào,…
ĐakĐoa ngày 10/4/2010
Người viết
Lê Thị Hảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hảo
Dung lượng: 4,87KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)