Chế Lan Viên

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày 12/10/2018 | 122

Chia sẻ tài liệu: Chế Lan Viên thuộc Các nhà văn, nhà thơ

Nội dung tài liệu:

Chế Lan Viên - người làm vườn vĩnh cửu
Trần Mạnh Hảo
(Nhân ngày giỗ thứ 5 nhà thơ Chế Lan Viên 19/6/1994)
Ông đang ngồi nấu cám heo trong bếp, thấy khách tới, vội chạy ra mở cổng. Ông xin lỗi khách, chờ tí, vì nhà đi vắng hết, vả nồi cám heo đang sôi ở mức cao trào. Với gương mặt mồ hôi nhễ nhại, ông gân sức lực của người gần bảy mươi tuổi, ngoáy tít nồi cám heo bằng chiếc đũa cả sừng sỏ dáng vẻ rất chuyên nghiệp, như thể ông khiêu vũ cái vũ điệu của bếp núc.
Mới ngày hôm qua, từ cuộc hội thảo văn học tại Bồ Đào Nha về, với bao nhiêu chuyện trên trời, dưới đất, nào mây bay đi, nào hồn ở lại, nào các thiên hà có biết suy tưởng hay không đến sự ô nhiễm môi trường ăn mòn nhân tính...
Vâng, từ chân trời của thơ ca thế giới, với những hội nghị quốc tế, gặp gỡ đàm đạo với những nghệ sĩ lừng danh, những khách sạn sang trọng, những bữa ăn đắt tiền... Chế Lan Viên trở về với chân trời của riêng ông với gà heo, vườn tược và những bản thảo dập xóa như vườn cây bị nghìn bão đi qua. Từ năm 1937, năm tập thơ “Điêu tàn” ra đời cho đến ngày ông mất, Chế Lan Viên đã bày, đã soạn cho người Việt Nam, cho văn hoá Việt Nam những bữa ăn thơ thịnh soạn, ngon lành, trìu mến và sang trọng; chúng ta nào đã một lần biết được bếp núc thi ca ông vất vả, tần tảo và cực nhọc biết bao. Vâng, đôi khi văn học cũng cần phải có những nồi cám heo của mình, với những tro cùng trấu, những củi cùng lửa, những muỗi cùng ruồi, những mồ hôi cùng nước mắt...
Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét từ năm 1941: "Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở giữa thế kỷ hai mươi, Chế Lan Viên đứng sừng sững như một Tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật... đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị...". Từ độ 16 tuổi đến lúc viên tịch, quả thực, Chế Lan Viên vẫn chắc chắn và lẻ loi, bí mật, thậm chí sau khi hai tập thơ di cảo đồ sộ của ông ra mắt, ông vẫn tiếp tục để lại sau mình vô vàn niềm kinh dị cho người đọc như lời tiên tri của Hoài Thanh.
Như một lữ hành đơn độc, Chế Lan Viên đã lầm lũi vượt qua sa mạc siêu hình, đi từ "thung lũng đau thương đến cánh đồng vui" (đầu đề một bài viết của C.L.V.). Ra đến cánh đồng vui rồi, sao đôi lúc gương mặt ông vẫn đầm đìa giọt khóc? Và thơ ông, kỳ lạ thay, vẫn bàng bạc một nỗi đau như mưa phùn, như đom đóm, như thể những vết thương xưa của ông chưa chịu khép miệng mà chúng đang ca hát. Có lẽ, chính vì nỗi đau ma ám ấy, cái nỗi buồn thương định mệnh ấy đã làm nên cái bất tử của tập thơ “Ánh sáng và phù sa” do Nxb. Văn học ấn hành năm 1960, với số lượng phát hành kỷ lục: 6.070 cuốn. Tập thơ đã gây một tiếng vang cực lớn thời đó, chỉ trong vài ba tháng đầu đã bán hết. Có thể nói không ngoa rằng, “Ánh sáng và phù sa” đã thành cái mốc chuyển biến quan trọng của thơ Chế Lan Viên nói riêng, của thơ Việt Nam nói chung. Sau hai mươi lăm năm, kể từ Thơ Mới ra đời, đến lúc “Ánh sáng và phù sa”, thơ Việt Nam đã xuất hiện một thi pháp mới, một giọng điệu mới, một cách cảm nghĩ mới. Rất tiếc, một tập thơ quan trọng như thế của thi ca hiện đại, ba mươi tư năm rồi chưa được tái bản. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, hầu hết các nhà thơ trên dưới năm mươi tuổi sống trên đất Bắc, những bước đầu chập chững làm thơ, đều có chịu ảnh hưởng của “Ánh sáng và phù sa”.
Cái chết, niềm hư vô và niềm cô đơn là nỗi ám ảnh khôn cùng của thơ ông ngay từ thời niên thiếu. Tâm hồn ông hầu như đã biến thành vỏ ốc của sự chết, để ngọn gió hư vô thổi vào và ngân lên bài ca bi ai, hoan lạc của bản hòa tấu cô đơn. Mới mười lăm, mười sáu tuổi, ông đã đi lại trên mặt đất như một cái Tháp Chàm. Ông mơ trong cả khi tỉnh thức. Đôi mắt của hồn ông chỉ nhìn thấy thế giới siêu hình, toàn là những bóng ma, những âm hồn phiêu dạt, những óc phọt, những xương trào, máu cuộn. Ông coi cái thế giới bên kia mới là đích thực hơn cái thế giới bên này, tin vào hư mà ngờ thực. Rất may là trời chưa kịp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 14
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)