CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN BÀI THU HOẠCH BDTX NỘI DUNG I NĂM HỌC 2016-2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Quyền | Ngày 14/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN BÀI THU HOẠCH BDTX NỘI DUNG I NĂM HỌC 2016-2017 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 2016 – 2017
(NỘI DUNG 1)

Câu hỏi
1/ Đồng chí hãy cho biết: Trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực như thế nào?
2/Nhận thức của đồng chí về ý nghĩa,tầm quan trọng và các giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản,toàn diện GD- ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế và Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/04/2015 của BCH Trung ương Đảng về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Phần trình bày

1/ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
            Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,  Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
            Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáp dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào tao; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất. Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
            Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra ngày càng cấp thiết. Thứ nhất, do chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo ở nước ta còn thấp so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, toàn quốc có hơn 70.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường, nhưng không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không đúng nghề đào tạo; nhiều người được tuyển chọn phải đào tạo lại mới sử dụng được. Thứ hai, hệ thống giáo dục-đào tạo ở nước ta còn bị khép kín, thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Thứ ba, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Thứ tư, chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và kỹ năng, phương pháp làm việc. Thứ năm, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả còn thiếu thực chất, mắc bệnh thành tích. Thứ sáu, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Thứ bảy, cơ chế, chính sách, đầu tư cho giáo dục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quyền
Dung lượng: 56,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)