Cấp văn bằng chứng chỉ
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bổn |
Ngày 14/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Cấp văn bằng chứng chỉ thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 4367 /BGDĐT-PC
V/v hướng dẫn một số nội dung về
văn bằng, chứng chỉ của giáo dục phổ thông
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2010
Kính gửi: Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo
Thời gian vừa qua, một số sở giáo dục và đào tạo đề nghị hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây viết tắt là Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT) và các văn bản có liên quan đến việc cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ của giáo dục phổ thông (sau đây viết tắt là văn bằng, chứng chỉ); Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể thực hiện các văn bản trên như sau:
1. Không cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ
Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT quy định: “Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại”. Vì vậy, không được cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ trong bất cứ trường hợp nào.
2. Các trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ
Khoản 1 Điều 21 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT quy định: “1. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật về cải chính hộ tịch; b) Các nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ”. Ngoài hai trường hợp này, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không được phép chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học.
Việc cải chính hộ tịch được ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ được thực hiện căn cứ vào giấy khai sinh của người học, hồ sơ lưu trữ liên quan đến quá trình học tập của người học.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”. Do đó, khi làm các thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm xác định chính xác các nội dung liên quan đến nhân thân ghi trên văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào giấy khai sinh của người học. Người học có trách nhiệm cung cấp chính xác các thông tin để ghi trên văn bằng, chứng chỉ. Trước khi cấp phát văn bằng, chứng chỉ, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cần đưa thông tin sẽ ghi trên văn bằng, chứng chỉ cho người học để người học kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Trong trường hợp nội dung về nhân thân của người học đã ghi trên văn bằng, chứng chỉ không khớp với bản chính giấy khai sinh do lỗi của người học như cung cấp bản sao chứng thực giấy khai sinh sai so với bản chính; mượn giấy khai sinh của người khác để đi học, có nhiều giấy khai sinh khác nhau,... thì người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không có trách nhiệm chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ.
3. Hình thức chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bằng cách ra quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, đồng thời chỉnh sửa các nội dung phải chỉnh sửa đã ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Không được chữa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ; không được thu hồi lại bản chính văn bằng, chứng chỉ đã cấp
Số: 4367 /BGDĐT-PC
V/v hướng dẫn một số nội dung về
văn bằng, chứng chỉ của giáo dục phổ thông
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2010
Kính gửi: Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo
Thời gian vừa qua, một số sở giáo dục và đào tạo đề nghị hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây viết tắt là Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT) và các văn bản có liên quan đến việc cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ của giáo dục phổ thông (sau đây viết tắt là văn bằng, chứng chỉ); Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể thực hiện các văn bản trên như sau:
1. Không cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ
Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT quy định: “Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại”. Vì vậy, không được cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ trong bất cứ trường hợp nào.
2. Các trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ
Khoản 1 Điều 21 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT quy định: “1. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật về cải chính hộ tịch; b) Các nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ”. Ngoài hai trường hợp này, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không được phép chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học.
Việc cải chính hộ tịch được ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ được thực hiện căn cứ vào giấy khai sinh của người học, hồ sơ lưu trữ liên quan đến quá trình học tập của người học.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”. Do đó, khi làm các thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm xác định chính xác các nội dung liên quan đến nhân thân ghi trên văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào giấy khai sinh của người học. Người học có trách nhiệm cung cấp chính xác các thông tin để ghi trên văn bằng, chứng chỉ. Trước khi cấp phát văn bằng, chứng chỉ, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cần đưa thông tin sẽ ghi trên văn bằng, chứng chỉ cho người học để người học kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Trong trường hợp nội dung về nhân thân của người học đã ghi trên văn bằng, chứng chỉ không khớp với bản chính giấy khai sinh do lỗi của người học như cung cấp bản sao chứng thực giấy khai sinh sai so với bản chính; mượn giấy khai sinh của người khác để đi học, có nhiều giấy khai sinh khác nhau,... thì người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không có trách nhiệm chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ.
3. Hình thức chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bằng cách ra quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, đồng thời chỉnh sửa các nội dung phải chỉnh sửa đã ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Không được chữa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ; không được thu hồi lại bản chính văn bằng, chứng chỉ đã cấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bổn
Dung lượng: 115,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)