Cam thu bai van tre viet nam

Chia sẻ bởi Trần Trà My | Ngày 12/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: cam thu bai van tre viet nam thuộc Các nhà văn, nhà thơ

Nội dung tài liệu:

Bài làm
Ôi! Tổ quốc bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.
Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đi vào thơ văn như thế đấy!
Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa tới nay vẫn được giữ vững: cần cù,
nhẫn nại, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, nhân ái. Thơ văn Việt Nam đã
góp phần kế tục và phát huy những truyền thống quý báu ấy qua chức năng
giáo dục của mình. Đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã được hình
tượng hóa qua những sự vật gần gũi thân thiết đối với con người Việt Nam.
Cây tre là một trong những hình tượng đó. Cây tre không chỉ là hình tượng
người Việt Nam trong văn của Thép Mới. Cây tre còn là nguồn cảm hứng
của Nguyễn Duy về đất nước, về dân tộc trong bài Tre Việt Nam.
Tre xanh xanh màu tre xanh.
Tại sao Tre xanh lại trở thành hình tượng của con người Việt Nam?
Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam đã trở thành một đặc trưng, một sản
phẩm quý giá tượng trưng cho từng con người và cho cả dân tộc Việt Nam.
Nếu nói về Liên Xô, người ta nghĩ ngay đến những hàng bạch dương rủ
bóng, khi nghĩ về Campuchia, người ta nhớ về những hàng thốt nốt oai
nghiêm. Thì nói đến Việt Nam, người ta cũng không quên được hình ảnh
những lũy tre xanh mát rượi. Chính vì thế mà Nguyễn Duy đã đặt tựa đề của
bài thơ rất giản dị mà cũng rất cao quý: Tre Việt Nam.
Mở đầu bài thơ tác giả khẳng định: Tre xanh và độc giả thấy hiện ra
trước mắt mình một màu xanh quen thuộc, gần gũi. Thế nhưng tác giả lại
đặt ngay một câu hỏi xanh tự bao giờ? và tiếp tục cũng chính nhà thơ lại trả
lời: chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Vậy thì câu hỏi trên chỉ là một cái
cớ để tác giả dẫn người đọc vào bài thơ của mình:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.
Tác giả đã sử dụng điệp từ xanh ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh màu
xanh của tre Việt Nam đồng thời mở ra trước mắt người đọc một màu xanh
hy vọng. Chuyện ngày xưa… ấy phải chăng là câu chuyện Phù Đổng Thiên
Vương đã dẹp tan giặc Ân bằng những bụi tre già? Phải chăng hình ảnh
Thánh Gióng và cây tre đã vươn lên thành hình tượng Việt Nam từ thuở ấy?
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu.
Hình dáng cây tre thật bình thường: Thân gầy guộc, lá mong manh. Cây
tre nào có gì nổi bật nếu không nói là hình dáng yếu hơn so với những cây
khác: thông, tùng, bách. Từ láy gầy guộc, mong manh làm ta liên tưởng đến
cây tre mềm yếu, dễ dàng gục ngã trong mùa bão tố. Vậy mà làm sao nên
lũy nên thành tre ơi? Chúng ta cũng không quên những lũy tre lũy thép đã
từng chiến thắng giặc ngoại xâm trong những cuộc kháng chiến của các anh
hùng dân tộc.
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu.
Cây tre xuất hiện ở mọi nơi từ quanh làng xóm giữa những vùng đất khô
cằn và ở tận rừng sâu, đâu đâu ta cũng thấy tre xanh và tre xanh. Bốn câu
thơ trên vẫn chỉ là những câu hỏi của tác giả. Tác giả ngạc nhiên về hình
dáng yếu ớt của cây tre mà ẩn chứa sức sống mãnh liệt. Hình ảnh cây tre
gầy guộc, mong manh đối lập với hình ảnh lũy, thành cho chúng ta thấy
không thể nào nhìn bề ngoài của tre mà đánh giá được. Bốn câu thơ vừa là
hình ảnh tả thực về cây tre, vừa là hình ảnh về người dân Việt Nam, nhỏ bé
mà mạnh mẽ, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, đứng vững trên đôi chân
nhỏ bé của mình. Nghệ thuật này được nhà thơ sử dụng trong suốt bài thơ.
Những câu thơ tiếp theo là câu trả lời của tre:
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Có gì đâu, có gì đâu là một câu trả lời khiêm tốn biết bao, câu trả lời như
thể đó là một điều rất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trà My
Dung lượng: 29,39KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)