Bồi dưỡng thường xuyênTHPT2018

Chia sẻ bởi Khoa Dang | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyênTHPT2018 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

SỞ GD VÀ ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Họ và tên : Trần Văn Tâm
Tổ: Anh văn
Năm vào ngành: 1996
Cơ sở lý luận
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 962/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường phổ thông;
Căn cứ Công văn số 297/NGCBQLCSGD-NG ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017;
Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyênnăm học 2016-2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện kế hoạch của trường THPT Kế Sách về bồi dưỡng thường xuyên
( BDTX ) cho CBQL và giáo viên của nhà trường; tôi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân như sau :
II. Mục đích
1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng:
Thời gian bồi dưỡng: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017
Tôi đã nghiên cứu các Module sau:

MODULE 29
GIÁO DỤC HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Nội dung
Nội dung 1. Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Cũng như bất kỳ sự vật nào trong vũ trụ, con người muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng vận động ( hoạt động nói chung) . Thông qua những hình thức vận động, con người tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình.
Vận động ở đây chủ yếu là hoạt động giao tiếp của con người.
Quan điểm của Triết học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển con người.
Hoạt động, dưới góc độ Triết học, có nội hàm rộng và cơ động. Hoạt động là đặc tính của giới tự nhiên, trong đó có con người, là phương tiện để giới tự nhiên và con người sản sinh và phát triển. Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan.
Con người là sản phẩm của lịch sử xã hội, trong đó quá trình lao động là quan trọng nhất
Quan điểm của Tâm lí học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhần cách
Hoạt đọng là nhân tố quan trọng nhất để phát triển tâm lý con người và phát triển tư duy con người
Dưới góc độ Tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tắc động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể).
Hoạt động là một vấn đề nghiên cứu, là phạm trù cơ bản của Tâm lí học hiện đại.
Cho nên, hoạt động không chỉ giúp bộ mặt tâm lí như tình cảm, tính cách, năng lực, động cơ và nhân cách của con người được hình thành, phát triển mà thông qua hoạt động tâm lí, nhân cách của con người mới bộc lộ ra ngoài và hình thành bản chất, nhân cách con người.
Quan điểm của Giáo dục học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách
Bằng nhiều hình thức hoạt động xã hội, con người tiếp thu nền văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú của xã hội loài người và làm biến đổi nhiều nền văn hóa của loài người thành vốn riêng của cộng đồng mình, dân tộc minh, con người vận dụng chúng vào cuộc sống và trong lao động sản xuât, từ đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khoa Dang
Dung lượng: 249,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)