Bộ đề thi Chuẩn nhất Yên Khánh 2009

Chia sẻ bởi Bùi Xuân Thắng | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề thi Chuẩn nhất Yên Khánh 2009 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH PHÚ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2009-2010
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 02 câu 01 trang )



Câu I: (6 điểm)
Cảnh chia tay giữa " Người quốc sắc kẻ thiên tài" trong hội đạp thanh chiều xuân ấy được nhà thơ Nguyễn Du viết:
" Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"
Hãy phân tích hai câu thơ trên và phát biểu ý kiến của em về nghệ thuật tả cảnh trong truyện Kiều.

Câu II: ( 14 điểm)
Tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca người phụ nữ trong các tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.

















PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH PHÚ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2009 - 2010
Môn: ngữ văn



Câu I:
* Yêu cầu:
1) Về nội dung:
- Thấy được mục đích tả cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du không thuần tuý chỉ là tả cảnh, mà ông tả cảnh để tả tình (tả cảnh ngụ tình). Vì thế mỗi bức tranh trong truyện Kiều là một tâm tình của nhân vật (dẫn chứng)
- Hai câu thơ " Dưới cầu ….thướt tha" là hai câu thơ tả cảnh thể hiện bút pháp "tả cảnh ngụ tình" đặc sắc của truyện Kiều.
- Tập trung phân tích các hình ảnh ẩn dụ "Tơ liễu" và từ láy "thướt tha" gợi cảnh lá liễu, cành liễu dài, mềm bay trước làn gió nhẹ. Ngoại cảnh hoà nhập trong tâm cảnh, biểu hiện nỗi lòng bâng khuâng, xao xuyến, thiết tha của Thuý Kiều- Kim Trọng.
- Hai câu thơ viết theo cấu trúc đối ý, đối từ :không gian hai chiều "dưới cầu" và "bên cầu" có màu xanh "trong veo" của dòng nước chảy, có dáng "tơ liễu` bay "thướt tha "trong bóng chiều xuân. Cảnh vật cân xứng, hài hoà và rất hữu tình từ hình ảnh đến màu sắc, đường nét.
- Ngòi bút của Nguyễn Du tả ít gợi nhiều, cảnh vật sống động ấp ủ hồn người. Cảnh vật in dấu ấn của tâm sự và tình cảm.
2) Về kỹ năng:
- Biết cách hình thành bài cảm nhận, phân tích.
- Phân tích được những hình ảnh tiêu biểu.
- Diễn đạt lưu loát.
* Cách cho điểm:
- Điểm 6: Như yêu cầu.
- Điểm 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên.
- Điểm 3- 4: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên; diễn đạt có chỗ chưa trôi chảy.
- Điểm 1-2: Bài sơ sài.
(6 điểm)





























Câu II:
* Yêu cầu:
1. Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách làm bài nghị luận văn học với bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lôĩ chính tả, câu từ, ngữ pháp.
2. Về nội dung:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu chắc chắn 3 tác phẩm văn học trung đại.
Cụ thể:
HS có thể làm sáng tỏ vấn đề bằng việc phân tích từng tác phẩm hoặc có thể khái quát thành luận điểm rồi phân tích theo từng luận điểm đó.
* Tiếng nói đồng cảm: Từ truyền thống văn học trong qúa khứ và đặc biệt từ bối cảnh văn học giai đoạn này, một loạt tác phẩm đã phản ánh hình ảnh người phụ nữ bị dồn đẩy vào những tình huống khổ đau, oan trái, vọng lên tiếng lòng đau thương, đồng cảm của tác giả.
- Nguyễn Dữ đau nỗi đau của Vũ Nương tội nghiệp, oan trái.
- Nguyễn Du hoá thân vào nàng Kiều để cùng đau, cùng buồn , cùng cất lên tiếng kêu xé ruột với nàng: Kiều bán mình cứu cha, Kiều bị Hoạn Thư đánh đập, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến…
- Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh bánh trôi nước để giãi bày cuộc đời chìm nổi, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến…
* Tiếng nói trân trọng ngợi ca:
- Nguyễn Dữ đã bộc lộ lòng mến mộ Vũ Nương ngay ở đầu câu chuyện, cac ngợi Vũ Nương đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Xuân Thắng
Dung lượng: 2,12MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)