Bao che1

Chia sẻ bởi nguyên thị hà | Ngày 14/10/2018 | 118

Chia sẻ tài liệu: bao che1 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC

ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC 2
BÀI 1. CÂN VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÂN TRONG BÀO CHẾ 15
BÀI 2. KỸ THUẬT ĐONG ĐO TRONG BÀO CHẾ THUỐC VÀ PHA CỒN 22
BÀI 3. KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN-RÂY-TRỘN ĐỀU 30
BÀI 4. KỸ THUẬT HÒA TAN – LÀM TRONG 33
BÀI 5. KỸ THUẬT LÀM KHÔ 39
Bài 6. KỸ THUẬT KHỬ KHUẨN TRONG BÀO CHẾ THUỐC 44
BÀI 7. NƯỚC DÙNG TRONG SẢN XUẤT THUỐC 47
Bài 8. DUNG DỊCH THUỐC 53
BÀI 9. THUỐC NHỎ MẮT 61
ĐỌC THÊM TRONG BÀI THUỐC NHỎ MẮT 70
BÀI 10. THUỐC TIÊM 72
BÀI 11. THUỐC TIÊM TRUYỀN 84
BÀI 12. SIRO THUỐC 91
BÀI 13. POTIO (Potiones) 99
BÀI 14 THUỐC ĐẶT (Suppositoria) 105
BÀI 15. NHŨ TƯƠNG (Emulsiones) 118
BÀI 16. HỖN DỊCH (SUSPENSIONES) 130

BÀI MỞ ĐẦU
ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC

MỤC TIÊU
Kể được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của môn bào chế.
Trình bày được các khái niệm cơ bản hay dùng trong bào chế: dạng thuốc, dược chất, tá dược, thành phẩm, biệt dược, thuốc gốc.
Trình bày được cách phân loại các dạng thuốc.
Kể được những nét sơ lược lịch sử phát triển ngành bào chế.

NỘI DUNG
1. Đại cương về bào chế học
1.1. Định nghĩa
Bào chế học là môn khoa học chuyên nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế.

1.2. Mục tiêu của môn bào chế
Nghiên cứu dạng bào chế phù hợp với mỗi dược chất cho việc điều trị bệnh
Nghiên cứu kỹ thuật bào chế các dạng thuốc bảo đảm tính hiệu nghiệm, tính không độc hại, và độ ổn định của thuốc.
Xây dựng ngành bào chế học Việt Nam khoa học, hiện đại, dựa trên thành tựu y dược học thế giới và vốn dược học cổ truyền dân tộc.

1.3. Nội dung nghiên cứu của môn bào chế
Mỗi một dược chất ít khi dùng một mình mà thường kèm theo những chất phụ (tá dược) vì vậy nghiên cứu kỹ thuật điều chế thuốc gồm:
Xây dựng công thức: Dược chất và tá dược (Lượng dược chất, tá dược, tỷ lệ).
Xây dựng qui trình bào chế các dạng thuốc: thuốc mỡ, thuốc tiêm, thuốc viên.v.v
Nghiên cứu kiểm tra chất lượng các chế phẩm của các dạng thuốc.
Nghiên cứu bao bì đóng gói và bảo quản các dạng thuốc.
Sử dụng và đổi mới trang thiết bị phục vụ chế biến, bào chế, v.v…

1.4. Vị trí của môn bào chế
Bào chế là môn học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ của ngành. Thí dụ:
Toán tối ưu được ứng dụng để thiết kế công thức và quy trình kỹ thuật cho dạng bào chế.
Vật lí, hóa học được vận dụng để đánh giá tiêu chuẩn nguyên liệu và chế phẩm bào chế, để nghiên cứu độ ổn định xác định tuổi thọ của thuốc, để đánh giá sinh khả dụng của thuốc, để lựa chọn điều kiện bao gói, bảo quản…
Dược liệu, dược học cổ truyền được vận dụng trong việc chế biến, đánh giá chất lượng các phế phẩm bào chế đi từ nguyên liệu là dược liệu.
Sinh lí – giải phẫu, dược động học được vận dụng trong nghiên cứu thiết kế dạng thuốc và các giai đoạn sinh dược học của dạng thuốc (lựa chọn đường dùng và vấn đề giải phóng, hòa tan và hấp thu dược chất từ dạng bào chế).
Dược lực, dược lâm sàng ứng dụng để phối hợp dược chất trong dạng bào chế, để hướng dẫn sử dụng chế phẩm bào chế…
Các quy chế, chế độ về hoạt động chuyên môn nghề nghiệp được vận dụng trong thiết kế, xin phép sản xuất và lưu hành chế phẩm bào chế.
Tóm lại bào chế học là môn học tổng hợp, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học. Trong chương trình đào tạo dược sĩ đại học, bào chế là môn học nghiệp vụ cốt lõi, được giảng sau khi người học đã có những kiến thức cơ bản về môn học có liên quan.

1.5. Một số khái niệm liên quan đến thuốc
1.5.1.Thuốc hay dược phẩm
Là sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyên thị hà
Dung lượng: 5,73MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)