5 mẹo trình bày bài kiểm tra toán
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 14/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: 5 mẹo trình bày bài kiểm tra toán thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
5 mẹo trình bày bài kiểm tra Toán
1. Đừng tiết kiệm các “biển chỉ đường” Khi chấm bài, Đặc biệt là các bài thi, thường có “Barem-thang điểm” để Giám khảo đối chiếu xem bạn làm được đến đâu mà cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” hoắc “cọc tiêu” rất có lợi cho bạn.
Ví dụ, trong một bài có nhiều câu a, b, c…bạn hãy đánh số các câu hỏi nhỏ thật dễ nhìn. Tốt nhất là những chữ a, b, c đó bạn ghi luôn ra ngoài lề giấy để thầy cô chỉ nhìn qua là biết bạn đã làm đủ các phần và yêu cầu của bài toán. Nếu mỗi câu a, b, c… lại còn những yêu cầu nhỏ hơn thì các dấu hoa thị (*) là một dụng cụ hữu ích. Không nên dùng dấu gạch ngang, thầy cô có thể nhầm nó với dấu âm ( - ) và trừ điểm. Bạn phải chú ý nhé! Tất nhiên bạn đừng dại dùng những kì lạ quá, Người ta dễ cho là đánh dấu bài 2. Luôn cho thầy cô biết hướng làm bài của bạn Chấm bài, đối đầu với vô số kiểu chữ, kiểu lí luận, thầy cô nhiều khi cũng mất thời gian theo dõi… mất phương hướng. Hãy giúp thầy cô nhìn ngay ra hướng làm bài của mình. Trước khi lao vào hùng hục tính toán, hãy viết một câu để thể hiện bạn dựa vào phần lí thuyết nào, định lí nào để làm bài phần đó. Thầy cô sẽ biết ngay bạn có hiểu bài và định hướng đúng hay không. Nhất là với những bài Toán phải đặt ẩn phụ, đưa về các dạng cơ bản đã học, bạn hãy viết thật rõ xem mục đích đặt ẩn của bạn là gì và bài toán chuyển sang hướng nào,
Ví dụ “
“ Đặt xyz là t với điều kiện... Bài Toán đưa về: tìm m để phương trình có nghiệm thỏa mãn…”.
Theo định lí đường song song và các góc liên quan.
………….v v……
Nêu rõ ràng như thế bạn không phải CM hay thuyêt trình lại định li; Và cuối cùng dù bạn có sai sót hay tính nhầm đôi chỗ thì rất có thể Giám khảo sẽ châm chước cho một ít điểm vì cách làm đúng. Còn nếu bạn trình bày cẩu thả và khó hiểu quá thì có khi chẳng được điểm nào đâu. 3. Không viết quá dài, hạn chế những đoạn không cần thiết: Viết thêm những câu lí giải thì bạn phải bớt những phần tính toán quá dài dòng, không thì bài làm của bạn khác gì một…cuốn nháp. Bạn nên ghi công thức tổng quát và phần thay số, còn tính toán thì làm ra nháp. Những phần tính toán sơ đẳng kiểu như 1+1=2, các phương trình bậc hai đơn giản, bạn chỉ cần tính toán ngoài nháp rồi ghi kết quả vào bài làm.
Tuy nhiên, điều đó chỉ được áp dụng cho những phần kiến thức quá phổ thông. Còn những mảng kiến thức mới thì bạn phải viết đầy đủ để thể hiện kiến thức của mình.
Ví dụ như tích phân xác định chẳng hạn. Khi tính ra nguyên hàm rồi thì phải có phần thay số cụ thể theo đúng công thức. Chỉ có kết quả cuối cùng mới được tính tắt thôi đấy. 4. Trình bày sáng sủa, rõ ràng
Vẽ hình:
Nếu là bài hình thì hình vẽ đúng bao giờ cũng có điểm => Cần vẽ hình ra nháp đối chiếu đầu bài, đánh dấu những dữ kịện đầu bài đã cho ( góc bằng nhau, đoạn thẳng bằng nhau…)
Nếu là bài “vẽ đồ thị” thì vẽ đúng và rõ ràng đã giành điểm cao rồi
Dùng các kí hiệu toán học đã phổ biến, quen thuộc khi học toán để giảm bớt phần lời
~ ( ( ( lưu ý kí hiệu chi dùng cho 2 biểu thức tương đương hoặc cần ghi thay lời “khi và chỉ khi”)
Đừng nên ghi chi chít tràn lan kiểu “rừng chứ”. Tốt nhất mỗi câu nên cách nhau 1-2 dòng. Việc để cách làm cho GK đễ trông/dễ cho điểm; còn một cái lợi là nếu kiểm tra lại bạn thây cần sửa gì thì còn “đất để “cấy””
5. Có phần ghi đáp số (ĐS) hoặc (ĐPCM) khi kết 1 câu hỏi * Đáp số ghi ở cuối mỗi bài phải tính toán thực ra lại rất có lợi cho người chấm và thí sinh. Nó sẽ giúp Giám khảo chấm rất nhanh bài của bạn. Chỉ cần liếc qua cách làm và xem đáp số là Giám khảo có thể quyết định được cho bạn bao nhiêu điểm.
Những lúc chấm như thế, thầy cô rất dễ không phát hiện ra những lỗi trình bày trong bài làm của bạn mà chỉ nhìn thầy cái đáp số đúng được ghi rõ ràng cuối bài
1. Đừng tiết kiệm các “biển chỉ đường” Khi chấm bài, Đặc biệt là các bài thi, thường có “Barem-thang điểm” để Giám khảo đối chiếu xem bạn làm được đến đâu mà cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” hoắc “cọc tiêu” rất có lợi cho bạn.
Ví dụ, trong một bài có nhiều câu a, b, c…bạn hãy đánh số các câu hỏi nhỏ thật dễ nhìn. Tốt nhất là những chữ a, b, c đó bạn ghi luôn ra ngoài lề giấy để thầy cô chỉ nhìn qua là biết bạn đã làm đủ các phần và yêu cầu của bài toán. Nếu mỗi câu a, b, c… lại còn những yêu cầu nhỏ hơn thì các dấu hoa thị (*) là một dụng cụ hữu ích. Không nên dùng dấu gạch ngang, thầy cô có thể nhầm nó với dấu âm ( - ) và trừ điểm. Bạn phải chú ý nhé! Tất nhiên bạn đừng dại dùng những kì lạ quá, Người ta dễ cho là đánh dấu bài 2. Luôn cho thầy cô biết hướng làm bài của bạn Chấm bài, đối đầu với vô số kiểu chữ, kiểu lí luận, thầy cô nhiều khi cũng mất thời gian theo dõi… mất phương hướng. Hãy giúp thầy cô nhìn ngay ra hướng làm bài của mình. Trước khi lao vào hùng hục tính toán, hãy viết một câu để thể hiện bạn dựa vào phần lí thuyết nào, định lí nào để làm bài phần đó. Thầy cô sẽ biết ngay bạn có hiểu bài và định hướng đúng hay không. Nhất là với những bài Toán phải đặt ẩn phụ, đưa về các dạng cơ bản đã học, bạn hãy viết thật rõ xem mục đích đặt ẩn của bạn là gì và bài toán chuyển sang hướng nào,
Ví dụ “
“ Đặt xyz là t với điều kiện... Bài Toán đưa về: tìm m để phương trình có nghiệm thỏa mãn…”.
Theo định lí đường song song và các góc liên quan.
………….v v……
Nêu rõ ràng như thế bạn không phải CM hay thuyêt trình lại định li; Và cuối cùng dù bạn có sai sót hay tính nhầm đôi chỗ thì rất có thể Giám khảo sẽ châm chước cho một ít điểm vì cách làm đúng. Còn nếu bạn trình bày cẩu thả và khó hiểu quá thì có khi chẳng được điểm nào đâu. 3. Không viết quá dài, hạn chế những đoạn không cần thiết: Viết thêm những câu lí giải thì bạn phải bớt những phần tính toán quá dài dòng, không thì bài làm của bạn khác gì một…cuốn nháp. Bạn nên ghi công thức tổng quát và phần thay số, còn tính toán thì làm ra nháp. Những phần tính toán sơ đẳng kiểu như 1+1=2, các phương trình bậc hai đơn giản, bạn chỉ cần tính toán ngoài nháp rồi ghi kết quả vào bài làm.
Tuy nhiên, điều đó chỉ được áp dụng cho những phần kiến thức quá phổ thông. Còn những mảng kiến thức mới thì bạn phải viết đầy đủ để thể hiện kiến thức của mình.
Ví dụ như tích phân xác định chẳng hạn. Khi tính ra nguyên hàm rồi thì phải có phần thay số cụ thể theo đúng công thức. Chỉ có kết quả cuối cùng mới được tính tắt thôi đấy. 4. Trình bày sáng sủa, rõ ràng
Vẽ hình:
Nếu là bài hình thì hình vẽ đúng bao giờ cũng có điểm => Cần vẽ hình ra nháp đối chiếu đầu bài, đánh dấu những dữ kịện đầu bài đã cho ( góc bằng nhau, đoạn thẳng bằng nhau…)
Nếu là bài “vẽ đồ thị” thì vẽ đúng và rõ ràng đã giành điểm cao rồi
Dùng các kí hiệu toán học đã phổ biến, quen thuộc khi học toán để giảm bớt phần lời
~ ( ( ( lưu ý kí hiệu chi dùng cho 2 biểu thức tương đương hoặc cần ghi thay lời “khi và chỉ khi”)
Đừng nên ghi chi chít tràn lan kiểu “rừng chứ”. Tốt nhất mỗi câu nên cách nhau 1-2 dòng. Việc để cách làm cho GK đễ trông/dễ cho điểm; còn một cái lợi là nếu kiểm tra lại bạn thây cần sửa gì thì còn “đất để “cấy””
5. Có phần ghi đáp số (ĐS) hoặc (ĐPCM) khi kết 1 câu hỏi * Đáp số ghi ở cuối mỗi bài phải tính toán thực ra lại rất có lợi cho người chấm và thí sinh. Nó sẽ giúp Giám khảo chấm rất nhanh bài của bạn. Chỉ cần liếc qua cách làm và xem đáp số là Giám khảo có thể quyết định được cho bạn bao nhiêu điểm.
Những lúc chấm như thế, thầy cô rất dễ không phát hiện ra những lỗi trình bày trong bài làm của bạn mà chỉ nhìn thầy cái đáp số đúng được ghi rõ ràng cuối bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 9,28KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)