Xây dựng chủ đề và sự kiện
Chia sẻ bởi Phạm Thị Tuyết |
Ngày 05/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Xây dựng chủ đề và sự kiện thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
NỘI DUNG TẬP HUẤN CHO CBGV
CỐT CÁN CỦA TỈNH , TỪ NGÀY 6-9/01/2012
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Đánh giá thực trạng thực hiện chủ đề trong trường MN
Thảo luận nhóm:
Hiệu quả việc thực hiện hoạt động chủ đề trong thời gian qua, những yếu tố tích cực và hạn chế khi triển khai hình thức giáo dục mới này.
Cách lập KH chủ đề
Tên chủ đề
Mục tiêu chủ đề: Theo 5 lĩnh vực (Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ: Lấy từ chuẩn 5 tuổi
Mạng nội dung: Từ chủ đề lớn xác định các chủ đề nhánh và trong các chủ đề nhánh xác định các nội dung dạy cho trẻ về chủ đề.
Mạng hoạt động: Xác định các hoạt động cần tổ chức để đạt được mục tiêu và nội dung chủ đề. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chủ đề.
Kế hoạch thực hiện chủ đề: Liệt kê các nội dung, hoạt động và thời gian thực hiện để thực hiện chủ đề. Nêu các hoạt động học và liệt kê các hoạt động học từng ngày, mẫu dựa theo gợi ý của Bộ như sau:
Thứ
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Hai
Ba
Tư
Cách tổ chức triển khai các chủ đề: Các bước và các hình thức thực hiện
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chủ đề.
Mở chủ đề: Trò chuyện, sưu tầm, xây dựng môi trường. Mục đích: Cho trẻ biết sắp tới học chủ đề gì, thăm dò xem trẻ biết gì về chủ đề đó? Thăm dò để xác định mục tiêu và xây dựng mạng hoạt động. => XD mạng nội dung sát và phù hợp với đối tượng học sinh, để từ đó giáo viên biết và nắm được cần phối hợp với trẻ và phụ huynh những gì?
Phát triển chủ đề/triển khai hoạt động trong chủ đề
Đóng chủ đề: Cho trẻ biểu diễn, trưng bày các sản phẩm; Củng cố kiến thức, kỹ năng cần đạt cho trẻ.
Cách đánh giá tính hiệu quả GD của chủ đề: Hiện các tỉnh đang thực hiện theo hình thức sau:
Đánh giá cuối ngày, đánh giá những vấn đề cần lưu ý: Trẻ đạt trên yêu cầu; Đạt dưới yêu cầu; Trẻ đặc biệt
Đánh giá cuối chủ đề: Xem xét các mục tiêu chủ đề đã đặt ra đã đạt được hay chưa để điều chỉnh tiếp tục thực hiện.
Nhận xét của giảng viên:
Thực tế giáo viên chủ yếu dựa vào hướng dẫn thực hiện chương trình để lấy tên chủ đề và triển khai chủ đề.
Nội dung chủ đề yêu cầu ít nhưng khi đưa vào chủ đề, giáo viên đặt ra mục tiêu quá lớn
Mạng nội dung (trẻ cần biết cái gì) và mạng hoạt động (trẻ phải làm gì để biết được những nội dung). Cần có sự kết nối giữa hai mạng nội dung và mạng hoạt động: Mạng nội dung dạy trẻ cái gì thì mạng hoạt động cũng cần tiếp nối và có những hoạt động liên quan, hiện tại chúng ta xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động không có sự liên kết với nhau, và đánh giá chủ đề chỉ là hình thức.
Cơ sở lựa chọn chủ đề:
Phải có ý nghĩa với trẻ và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, đáp ứng được nội dung chương trình.
Phù hợp với hứng thú và kinh nghiệm của trẻ trong lớp
Nguồn để cung cấp kinh nghiệm: Sách, báo, tranh, ảnh, truyện: Trẻ có thể quan sát và xem
Kinh nghiệm của bản thân cô giáo
Hứng thú của bản thân cô giáo
Đó là cơ sở để cô giáo lập chủ đề nhánh, chủ đề lớn, nhỏ.
Thực hiện chủ đề: Các bước PHẢI dành cho trẻ để giúp trẻ trải nghiệm và phát triển. Thực tế hiện nay các hoạt động chủ đề theo kế hoạch của cô
Mở chủ đề: Chủ yếu là cô thông báo chủ đề, chưa chú trọng đến việc dẫn dắt và cho trẻ kể về những gì đã biết về chủ đề sắp học và khơi gợi sự tò mò mong muốn khám phá và tìm hiểu những gì chưa biết, để kích thích sự tìm tòi và hứng thú học hỏi của trẻ.
Cơ sở lựa chọn chủ đề: Phải có ý nghĩa với trẻ và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, đáp ứng được nội dung chương trình, và phù hợp với hứng thú và kinh nghiệm của trẻ trong lớp
Nguồn để cung cấp kinh nghiệm: Sách, báo, tranh, ảnh, truyện: Trẻ có thể quan sát và xem
Xây dựng chủ đề
Mạng nội dung: Tôi muốn trẻ biết gì về chủ đề này?
Mạng hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Tuyết
Dung lượng: 557,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)