VÒNG ĐỜICON BƯỚM
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân Hiền |
Ngày 05/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: VÒNG ĐỜICON BƯỚM thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: VÒNG ĐỜI CỦA BƯỚM
I/ Mục đích – Yêu cầu:
-Trẻ gọi được tên một số loại bướm , biết được vòng đời phát triển của bướm, biết ích lợi và tác hại của sâu bướm.
-Phát triển kỹ năng quan sát, suy luận, kỹ năng hợp tác nhóm, thảo luận.
- Giáo dục trẻ không bắt bướm, bắt sâu.
II/ Chuẩn bị:
Một chậu cây xanh, một con bướm tự tạo
Giáo án điện tử
Đoạn phim về vòng đời của bướm
Mô hình về vòng đời của bướm
Tranh cho trẻ chơi trò chơi
Tích hợp:Phát triển vận động
III/ Cách tiến hành tổ chức:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định:
- Các con ơi, hôm nay các con thấy trong lớp mình có gì mới?
-À! Cô vừa xin được của bác nông dân một cây xanh đem về trưng trong lớp cho đẹp đó, chúng mình cùng đến xem nha!
-Ôi! Trên cây có gì nè các bạn? một bạn bươm bướm thật đẹp.
- Bạn bươm bướm thật đẹp, nhưng bạn bươm bướm từ đâu mà có, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nha!
2/Nội dung:
2.1/ Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại:
Cô cho trẻ ngồi gần nhau xem đoạn phim về “vòng đời của bướm” và Trò chuyện về đoạn phim:
C/c xem thấy gì?
Trứng nở thành gì?
Sâu hóa thành gì?
Sau một thời gian, trong kén xuất hiện con gì?
Trò chơi: “ Bướm bay”, cô cho trẻ làm bướm bay, bay vòng quanh lớp, bay về đội hình xem p.p
-Các con cùng quan sát lại nhé, cô cho trẻ xem p.p từng giai đoạn phát triển của bướm,cô gợi ý hỏi cho trẻ đồng loạt phát biểu, cô nhắc lại vòng đời phát triển của bướm.
Cô hỏi trẻ:
-Bướm đẻ gì trên cây xanh?
-Trứng nở thành gì?
-Những con sâu trông thế nào?
-Các con đã nhìn thấy con sâu và con bướm chưa?
-Nếu sâu con ăn lá thì bướm sẽ đẻ trứng trên lá, nếu sâu non ăn quả thì bướm sẽ đẻ trứng trên quả, để khi trứng nở ra, các con sâu non sẽ có thức ăn và lớn lên
-Sâu hóa thành gì?
-Con thấy kén sâu bao giờ chưa?
-Kén lại nở thành gì?
-Con thấy những con bướm màu sắc gì?
-À! Có rất nhiều loại bướm: bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu, cũng có những con bướm thật đẹp với rất nhiều màu sắc trên đôi cánh.
+ Đọc bài thơ “ vòng đời của bướm” cả lớp di chuyển đội hình về ngồi xem mô hình.
-Cô kể chuyện “ vòng đời của bướm” kết hợp mô hình
-Mời vài trẻ nhắc lại vòng đời của bướm
2.1/ Hoạt động 2: Tổng hợp
Cô kết luận: Quá trình phát triển của bướm bắt đầu từ những quả trứng, trứng nở thành sâu, sâu biến thành nhộng nằm trong kén, nhộng lại nở thành bướm. Bướm lại đẻ ra trứng và …( lặp lại hết chu kỳ) , cứ như vậy quá trình phát triển đó lặp đi, lặp lại theo một chu kỳ, nên người ta gọi đó là vòng đời phát triển của bướm.
Bướm có nhiều loại, nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau.
-Theo c/c thì loài bướm thuộc loài nào? có lợi hay có hại?
Loài bướm thuộc loại côn trùng, khi chúng đẻ ra trứng, trứng nở ra sâu,ở giao đoạn sâu, những con sâu ăn lá cây, ăn hoa, quả, phá hoại mùa màng, chúng rất có hại cho mùa màng. Khi ở giai đoạn bướm thì những con bướm bay từ bông hoa này sang bông hoa khác thì chúng giúp cho hoa thụ phấn, và những con bướm nhiều màu sắc rực rỡ tươi xinh bay lượn trong tự nhiên làm đẹp cho thiên nhiên. Nhưng c/c biết không trên đôi cánh của bướn có phấn có thể gây ngứa cho người, vì vậy c/c không nên bắt bướm, bắt sâu nhé!
2.3/ Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “ Gắn tranh”
- Đọc vè chia tổ, lớp về 3 hàng
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ chơi. Cô đặt phía trên 3 cái bảng và phát cho mỗi nhóm 1 rổ tranh , các nhóm sẽ thảo lận với nhau xem gắn tranh thế nào.
+ Luật chơi:Trẻ lên sẽ bật qua các vòng thể dục và gắn tranh lên bảng. Hết thời gian quy định trẻ phải gắn xong. Đội nào chưa gắn xong là thua cuộc.
-
HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: VÒNG ĐỜI CỦA BƯỚM
I/ Mục đích – Yêu cầu:
-Trẻ gọi được tên một số loại bướm , biết được vòng đời phát triển của bướm, biết ích lợi và tác hại của sâu bướm.
-Phát triển kỹ năng quan sát, suy luận, kỹ năng hợp tác nhóm, thảo luận.
- Giáo dục trẻ không bắt bướm, bắt sâu.
II/ Chuẩn bị:
Một chậu cây xanh, một con bướm tự tạo
Giáo án điện tử
Đoạn phim về vòng đời của bướm
Mô hình về vòng đời của bướm
Tranh cho trẻ chơi trò chơi
Tích hợp:Phát triển vận động
III/ Cách tiến hành tổ chức:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định:
- Các con ơi, hôm nay các con thấy trong lớp mình có gì mới?
-À! Cô vừa xin được của bác nông dân một cây xanh đem về trưng trong lớp cho đẹp đó, chúng mình cùng đến xem nha!
-Ôi! Trên cây có gì nè các bạn? một bạn bươm bướm thật đẹp.
- Bạn bươm bướm thật đẹp, nhưng bạn bươm bướm từ đâu mà có, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nha!
2/Nội dung:
2.1/ Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại:
Cô cho trẻ ngồi gần nhau xem đoạn phim về “vòng đời của bướm” và Trò chuyện về đoạn phim:
C/c xem thấy gì?
Trứng nở thành gì?
Sâu hóa thành gì?
Sau một thời gian, trong kén xuất hiện con gì?
Trò chơi: “ Bướm bay”, cô cho trẻ làm bướm bay, bay vòng quanh lớp, bay về đội hình xem p.p
-Các con cùng quan sát lại nhé, cô cho trẻ xem p.p từng giai đoạn phát triển của bướm,cô gợi ý hỏi cho trẻ đồng loạt phát biểu, cô nhắc lại vòng đời phát triển của bướm.
Cô hỏi trẻ:
-Bướm đẻ gì trên cây xanh?
-Trứng nở thành gì?
-Những con sâu trông thế nào?
-Các con đã nhìn thấy con sâu và con bướm chưa?
-Nếu sâu con ăn lá thì bướm sẽ đẻ trứng trên lá, nếu sâu non ăn quả thì bướm sẽ đẻ trứng trên quả, để khi trứng nở ra, các con sâu non sẽ có thức ăn và lớn lên
-Sâu hóa thành gì?
-Con thấy kén sâu bao giờ chưa?
-Kén lại nở thành gì?
-Con thấy những con bướm màu sắc gì?
-À! Có rất nhiều loại bướm: bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu, cũng có những con bướm thật đẹp với rất nhiều màu sắc trên đôi cánh.
+ Đọc bài thơ “ vòng đời của bướm” cả lớp di chuyển đội hình về ngồi xem mô hình.
-Cô kể chuyện “ vòng đời của bướm” kết hợp mô hình
-Mời vài trẻ nhắc lại vòng đời của bướm
2.1/ Hoạt động 2: Tổng hợp
Cô kết luận: Quá trình phát triển của bướm bắt đầu từ những quả trứng, trứng nở thành sâu, sâu biến thành nhộng nằm trong kén, nhộng lại nở thành bướm. Bướm lại đẻ ra trứng và …( lặp lại hết chu kỳ) , cứ như vậy quá trình phát triển đó lặp đi, lặp lại theo một chu kỳ, nên người ta gọi đó là vòng đời phát triển của bướm.
Bướm có nhiều loại, nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau.
-Theo c/c thì loài bướm thuộc loài nào? có lợi hay có hại?
Loài bướm thuộc loại côn trùng, khi chúng đẻ ra trứng, trứng nở ra sâu,ở giao đoạn sâu, những con sâu ăn lá cây, ăn hoa, quả, phá hoại mùa màng, chúng rất có hại cho mùa màng. Khi ở giai đoạn bướm thì những con bướm bay từ bông hoa này sang bông hoa khác thì chúng giúp cho hoa thụ phấn, và những con bướm nhiều màu sắc rực rỡ tươi xinh bay lượn trong tự nhiên làm đẹp cho thiên nhiên. Nhưng c/c biết không trên đôi cánh của bướn có phấn có thể gây ngứa cho người, vì vậy c/c không nên bắt bướm, bắt sâu nhé!
2.3/ Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “ Gắn tranh”
- Đọc vè chia tổ, lớp về 3 hàng
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ chơi. Cô đặt phía trên 3 cái bảng và phát cho mỗi nhóm 1 rổ tranh , các nhóm sẽ thảo lận với nhau xem gắn tranh thế nào.
+ Luật chơi:Trẻ lên sẽ bật qua các vòng thể dục và gắn tranh lên bảng. Hết thời gian quy định trẻ phải gắn xong. Đội nào chưa gắn xong là thua cuộc.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân Hiền
Dung lượng: 125,94KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)