VẼ MẪU CÁI CHÉN

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Nhanh | Ngày 05/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: VẼ MẪU CÁI CHÉN thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: VẼ CÁI CHÉN( Vẽ theo mẫu)

I/ Mục tiêu
5 TUỔI
- Trẻ biết vẽ cái chén, biết tô màu không chờm ra ngoài.
- Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ, tô màu, ngồi đúng tư thế.
- Giaó dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn những sản phẩm
4 TUỔI
- Tập cho trẻ vẽ, tô màu, biết cầm sáp màu để vẽ cái chén.
- Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tập chung chú ý trong giờ học.
II/Chuẩn bị:
- Đồ dùng dạy học.
+ Cô: 1 cái chén thật, 1 tranh A3 mẫu cái chén vẽ, tô màu sẵn, 1 tranh A3 rỗng.
+ Trẻ: Sáp màu, tranh A4 rỗng cho mỗi trẻ. Bàn ghế đúng quy định.
III / Tích hợp:
- Thơ “ Cái bát xinh xinh”, “Bé làm Bác sĩ’’
- Giáo dục ngoan lễ phép biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Trò chơi: Con rùa, con muỗi.
- Phát triển vận động: Trẻ bò bàn tay bàn chân.
IV/ Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: ổn định
- Cô và trẻ đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
- Cô và các con vừa đọc bài thơ tên là gì?
-Trong bài thơ nói cha mẹ công tác ở nhà máy nào?
- Cha mẹ đã mang gì tặng cho bé?
- Vậy cô đố lớp ta bài thơ nói công việc của cha mẹ làm nghề gì? Sản xuất ra đồ vật gì?
Àh! Đúng rồi, nghề sản xuất cái bát còn gọi là nghề gốm
Nghề gốm sản xuất ra các đồ vật như: cái lọ hoa, cái dĩa, bình trà, cái ly, chậu hoa,…
Cô hỏi trẻ cha mẹ các con ở nhà làm nghề gì?
Hôm nay cô chú ở nhà máy Bát Tràng đã gửi tặng cho lớp ta một món quà các con có muốn biết đây là món quà gì không?
Cô và cả lớp đếm và mở món quà
Nhìn xem! Nhìn xem!
Các con nhìn xem trên tay cô có gì đây?
- Đúng rồi đây là cái chén, miền Nam gọi là cái chén còn miền Bắc gọi là cái bát lớp nhớ chưa nào!
Cái chén dùng để làm gì?
Cô giới thiệu từng bộ phận của cái chén cho trẻ biết “ miệng chén, thân chén, đế chén.” Miệng chén có hình gì các con?
* Cô giáo dục trẻ khi vào bữa ăn cơm các con nhớ phải ngồi vào bàn ăn, không được đùa giỡn khi ăn cầm chén cẩn thận nếu không chén rơi xuống đất, miễn chén sẽ làm cho các con bị đứt tay.
Hôm nay cô sẽ cho các con làm những cô chú sĩ nhỏ vẽ cái chén để tặng cho các cô chú ở nhà máy Bát Tràng nha!
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ con Rùa”
* Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép giữ gìn vệ sinh cá nhân.
* Hoạt động 2: Quan sát- phân tích tranh mẫu
- Cô đọc câu đố: Miệng tròn như quả bóng
Thân tròn trên đều đều
Nhà nhà khi ăn cơm
Đều cần tôi cả đấy!
Cô dán 1 bức tranh mẫu cái chén đã vẽ trước lên bảng cho trẻ phân tích.
- Nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
- Vậy bạn nào cho cô biết cái chén có những bộ phận nào? Miệng chén có hình gì?
- Cô đã chọn màu gì để tô cái chén?
* Cô nhận xét, chốt lại: Miệng chén cô vẽ một nét cong tròn khép kín vẽ từ trái sang phải dạng hình chữ o.Thân chén cô vẽ một nét cong tròn vẽ từ trái, sang phải dạng hình chữ u. Đế chén cô vẽ một dạng hình chữ nhật.
* Hoạt động 4: Cô vẽ mẫu – lớp thực hành vẽ cái chén.
- Cô vừa nói cách vẽ vừa thực hành vẽ mẫu.
- Vậy cô đố lớp ta cô cầm bút màu tay nào? Cô vừa vẽ vừa hỏi trẻ
* Trước tiên cô cầm bút màu tay phải, đầu tiên cô vẽ phần miệng chén cô vẽ một nét cong tròn khép kín vẽ từ trái sang phải dạng hình chữ o. Kế tiếp cô vẽ phần thân chén cô vẽ một nét cong tròn vẽ từ trái, sang phải dạng hình chữ u. Đế chén cô vẽ một dạng hình chữ nhật. Để cho cái chén đẹp cô cần vẽ thêm hoa ở phần thân chén. Khi tô màu các con nhớ tô từ trái sang phải, tô màu từ trong ra ngoài để màu không bị chờm ra ngoài đường viền.
- Cô đã vẽ tô xong cái chén các con có muốn vẽ không nào?
* Cô hỏi vài trẻ ý tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Nhanh
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)