Văn hóa giao thông
Chia sẻ bởi Van Thi Yen Xuan |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: văn hóa giao thông thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
“Văn hóa giao thông” là gì?
Thứ hai, 19/10/2009
Đi trên các tuyến phố Hà Nội bây giờ thấy có nhiều khẩu hiệu cho văn hóa giao thông, thậm chí có tuyến phố, cứ cách một đoạn lại thấy có chiếc cờ đuôi nheo to bằng vải xanh treo dọc các cột điện.
Vừa thấy trên phố Thái Hà treo khẩu hiệu: “Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông”, sang đến phố Phạm Ngọc Thạch lại thấy “Tuổi trẻ Thủ đô xung kích tham gia đảm bảo an toàn giao thông”, hay “Một ý thức giao thông - triệu con người hạnh phúc”... Đi vào các phố lớn gần trung tâm thành phố, các khẩu hiệu kiểu này còn được chăng ngang qua đường, đập ngay vào mắt mọi người như: “Toàn dân hãy tích cực tham gia tháng an toàn giao thông”... Thậm chí nhiều nơi còn có những áp phích lớn để tuyên truyền văn hóa giao thông.
Thế nhưng, nếu hỏi “văn hóa giao thông” là gì? thì mỗi người hiểu theo một kiểu: có người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là văn hóa giao thông, có người lại bảo nội dung văn hóa giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói văn hóa giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông... Thế mới biết, từ khẩu hiệu đến hành động còn có khoảng cách lớn biết chừng nào.
Cách tuyên truyền của chúng ta hiện nay vẫn nặng về khẩu hiệu mà thiếu đi những hướng dẫn cụ thể. Từ khẩu hiệu cần phải được cụ thể hóa bằng những hướng dẫn, nhắc nhở, lưu ý hoặc yêu cầu để người tham gia giao thông làm theo... Chẳng hạn như ở các ngã tư, nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông mà một trong những nguyên nhân là người tham gia giao thông chưa có thói quen nhường đường, ai cũng cố chen, cố vượt, đã thế còn nói với nhau những lời lẽ thiếu văn hóa.
Nếu như ở các ngã tư đó có một lời nhắc nhở mọi người tự giác nhường nhịn, thân thiện, hòa nhã thì hay biết mấy, hoặc tại các vạch qua đường nên có lời nhắc: nhường đường cho người đi bộ. Trước kia trên xe ôtô khách vẫn có khẩu hiệu “Nhường già, nhường trẻ đẹp đẽ văn minh” . Tuy đó là một phép lịch sự tối thiểu, một cử chỉ văn hóa đời thường nhưng nhiều người đã quên hoặc không ý thức được nên cần phải nhắc lại.
Văn hóa giao thông là một vấn đề lớn, không chỉ tuyên truyền bằng khẩu hiệu mà phải có những nội dung tuyên truyền cụ thể, thiết thực, đặc biệt là ở những điểm “nóng”, những nơi hay xảy ra sự cố, hoặc những chốt giao thông chính cần có những hướng dẫn, nhắc nhở, hoặc những yêu cầu viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có văn hóa. Có như thế mới tạo được sự đồng thuận cao và biến mọi chủ trương thành hành động có hiệu quả.
Theo Báo ANTD
Xây dựng “Văn hóa giao
Thực tế trên cho thấy những bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho giới trẻ nói chung, đối tượng học sinh nói riêng. Trong nhà trường, hiện chưa có một chương trình giáo dục về ATGT có tính hệ thống, đồng bộ, liên tục trong cả 3 cấp học. Những kiến thức về pháp luật giao thông được giới thiệu rải rác trong môn Giáo dục công dân là chưa đủ.
Công tác tuyên truyền hời hợt, chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sức tác động tới học sinh bị hạn chế. Bắt nguồn từ nguyên do trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã có Văn bản chỉ đạo ngành GD-ĐT các tỉnh, thành phố triển khai “Tháng An toàn giao thông (ATGT)” và công tác giáo dục pháp luật ATGT năm học 2009-2010. Chủ đề trọng tâm được phát động là “Tháng Văn hóa giao thông”. Tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương và địa bàn, các trường học tổ chức ra quân và phát động “Tháng ANGT” vào tuần đầu tiên của thàng 9-2009, năm học 2009-2010.
Mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của HS-SV, giáo viên và mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia giao thông. Phấn đấu giảm các vụ TNGT liên quan tới HS-SV so với tháng 9-2008. Cùng đó, căn cứ vào từng lứa tuổi và bậc học, Ban giám hiệu các trường chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT và hướng dẫn xây dựng các tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học.
Năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đề ra 7 nội quy cụ thể khi HS-SV tham gia giao thông.
Thứ nhất
Thứ hai, 19/10/2009
Đi trên các tuyến phố Hà Nội bây giờ thấy có nhiều khẩu hiệu cho văn hóa giao thông, thậm chí có tuyến phố, cứ cách một đoạn lại thấy có chiếc cờ đuôi nheo to bằng vải xanh treo dọc các cột điện.
Vừa thấy trên phố Thái Hà treo khẩu hiệu: “Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông”, sang đến phố Phạm Ngọc Thạch lại thấy “Tuổi trẻ Thủ đô xung kích tham gia đảm bảo an toàn giao thông”, hay “Một ý thức giao thông - triệu con người hạnh phúc”... Đi vào các phố lớn gần trung tâm thành phố, các khẩu hiệu kiểu này còn được chăng ngang qua đường, đập ngay vào mắt mọi người như: “Toàn dân hãy tích cực tham gia tháng an toàn giao thông”... Thậm chí nhiều nơi còn có những áp phích lớn để tuyên truyền văn hóa giao thông.
Thế nhưng, nếu hỏi “văn hóa giao thông” là gì? thì mỗi người hiểu theo một kiểu: có người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là văn hóa giao thông, có người lại bảo nội dung văn hóa giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói văn hóa giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông... Thế mới biết, từ khẩu hiệu đến hành động còn có khoảng cách lớn biết chừng nào.
Cách tuyên truyền của chúng ta hiện nay vẫn nặng về khẩu hiệu mà thiếu đi những hướng dẫn cụ thể. Từ khẩu hiệu cần phải được cụ thể hóa bằng những hướng dẫn, nhắc nhở, lưu ý hoặc yêu cầu để người tham gia giao thông làm theo... Chẳng hạn như ở các ngã tư, nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông mà một trong những nguyên nhân là người tham gia giao thông chưa có thói quen nhường đường, ai cũng cố chen, cố vượt, đã thế còn nói với nhau những lời lẽ thiếu văn hóa.
Nếu như ở các ngã tư đó có một lời nhắc nhở mọi người tự giác nhường nhịn, thân thiện, hòa nhã thì hay biết mấy, hoặc tại các vạch qua đường nên có lời nhắc: nhường đường cho người đi bộ. Trước kia trên xe ôtô khách vẫn có khẩu hiệu “Nhường già, nhường trẻ đẹp đẽ văn minh” . Tuy đó là một phép lịch sự tối thiểu, một cử chỉ văn hóa đời thường nhưng nhiều người đã quên hoặc không ý thức được nên cần phải nhắc lại.
Văn hóa giao thông là một vấn đề lớn, không chỉ tuyên truyền bằng khẩu hiệu mà phải có những nội dung tuyên truyền cụ thể, thiết thực, đặc biệt là ở những điểm “nóng”, những nơi hay xảy ra sự cố, hoặc những chốt giao thông chính cần có những hướng dẫn, nhắc nhở, hoặc những yêu cầu viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có văn hóa. Có như thế mới tạo được sự đồng thuận cao và biến mọi chủ trương thành hành động có hiệu quả.
Theo Báo ANTD
Xây dựng “Văn hóa giao
Thực tế trên cho thấy những bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho giới trẻ nói chung, đối tượng học sinh nói riêng. Trong nhà trường, hiện chưa có một chương trình giáo dục về ATGT có tính hệ thống, đồng bộ, liên tục trong cả 3 cấp học. Những kiến thức về pháp luật giao thông được giới thiệu rải rác trong môn Giáo dục công dân là chưa đủ.
Công tác tuyên truyền hời hợt, chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sức tác động tới học sinh bị hạn chế. Bắt nguồn từ nguyên do trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã có Văn bản chỉ đạo ngành GD-ĐT các tỉnh, thành phố triển khai “Tháng An toàn giao thông (ATGT)” và công tác giáo dục pháp luật ATGT năm học 2009-2010. Chủ đề trọng tâm được phát động là “Tháng Văn hóa giao thông”. Tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương và địa bàn, các trường học tổ chức ra quân và phát động “Tháng ANGT” vào tuần đầu tiên của thàng 9-2009, năm học 2009-2010.
Mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của HS-SV, giáo viên và mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia giao thông. Phấn đấu giảm các vụ TNGT liên quan tới HS-SV so với tháng 9-2008. Cùng đó, căn cứ vào từng lứa tuổi và bậc học, Ban giám hiệu các trường chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT và hướng dẫn xây dựng các tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học.
Năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đề ra 7 nội quy cụ thể khi HS-SV tham gia giao thông.
Thứ nhất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Van Thi Yen Xuan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)