Ung dung cong nghe

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phúc | Ngày 09/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: ung dung cong nghe thuộc Tự nhiên và xã hội 1

Nội dung tài liệu:

I. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ :
-Căn cứ Nhiệm vụ năm học số 17/PGD-ĐT của PGD-ĐT Định Quán.
-Căn cứ vào kế hoạch triển khai chuyên đề năm học 2010-2011 của PGD-ĐT huyện Định Quán và Kế họach chuyên đề cụm I.
-Căn cứ kế họach phát triển giáo dục của Trường TH Lê Văn Tám năm học 2010-2011. Nay Trường TH Lê Văn Tám xây dựng chuyên đề: “UDCNTT trong sọan giảng”.
II. MỤC TIÊU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
Nâng cao nhận thức về cán bộ quản lí giáo dục, toàn thể công nhân viên chức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục. Hướng đến 100% CB-GV-CNV Nhà trường có chứng chỉ A Tin học và từng bước đưa CNTT vào sọan giảng.
Tăng dần và khuyến khích sử dụng các hình thức truyền thông cơ bản: thư điện tử, đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử để trao đổi thông tin.
- Phấn đấu trong thời gian tới đây, mỗi giáo viên tự soạn được bài giảng điện tử, trao đổi thông tin và cập nhật thông tin ở các lĩnh vực khác. Từ đó tự nâng cao trình độ chuyên môn và góp phần đáp ứng được nhu cầu phát triển về giáo dục trong thời gian tới.
III. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY - HỌC
1.CNTT tạo thuận lợi cho quá trình dạy học:
CNTT có vai trò thúc đẩy và điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung sau:
a. Công cụ để xây dựng kiến thức.
+ Giúp hiển thị các ý tưởng của người học.
+ Giúp người học tạo những kiến thức có hệ thống.
b. Phương tiện thông tin giúp khám phá kiến thức:
+ Giúp truy cập các thông tin cần thiết.
+ Giúp so sánh các điểm dị biệt.

c. Môi trường học tập qua thực hành:
+ Giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hoàn cảnh của thế giới thực (các thí nghiệm ảo)
d. Môi trường xã hội để học tập:
+ Giúp cộng tác với nhau.
+ Tạo tranh luận bàn bạc.
e. Người đồng hành tri thức để hổ trợ học tập qua phản ánh:
+ Hỗ trợ người học trình bày, biểu thị điều mình biết.
+ Phản ánh những điều đã học và bằng cách nào đã học được như thế.
+ Giúp kiến tạo các biểu diễn ý nghĩa hiểu biết được theo cách riêng.
2. Đánh giá và lượng giá học tập:
+ Chuyển từ hướng tập trung vào kết quả học tập sang hướng tập trung vào quá trình học tập.
+ Không chỉ đánh giá những điều học được mà còn đánh giá cả cách học.
+ Đánh giá chủ quan của người dạy và đánh giá khách quan của những nhà quản lý.
3. Thuận lợi và thách thức:
a.Ưu điểm :
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ …được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường.
-Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau
-Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
-Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.

b. Các thách thức:
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh.
- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.


IV. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
1. Xác định mục tiêu bài học.
2. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.
3. Multimedia hóa kiến thức.
4. Xây dựng các thư viện tư liệu
5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.
6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
V. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ
1.Về nội dung:
Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong nhận thức, luyện tập.
Yêu cầu cụ thể :
+ Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác về chính tả, từ ngữ…
+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều (bình thường ≤ 30 slide /1tiết), được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic ; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp HS tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của HS; phù hợp với PPDH tích cực - thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt HS suy nghĩ, tự tìm, khám phá…
+ Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, khám phá, hệ thống hóa và khắc chốt kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo khoa và phim tư liệu khéo léo, phù hợp trình tự bố cục, logic bài học. Tùy bài chọn dùng phần mềm ứng dụng và các slide chữ, slide hình (hình động hoặc hình tĩnh), slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo minh họa, khắc chốt hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn HS tìm tịi, khám phá bài học. Phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt HS xây dựng bài học.
2. Tiêu chí về hình thức :
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Không làm HS mất tập trung vào bài học.
Yêu cầu cụ thể :
+ Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với HS, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm HS phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó, VD : Hay cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào chối tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc nghiệm. Phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn : Hình ảnh và màu sắc làm nền sặc sỡ / chữ màu vàng nhạt; hoặc nền màu vàng nhạt / chữ màu vàng/nâu  Không thấy chữ.
3. Tiêu chí về kỹ thuật (Kỹ thuật trình chiếu và sử dụng máy)
- GV làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với lời giảng, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy.
-Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông HS. HS theo dõi kịp và ghi vở kịp.
4. Tiêu chí về hiệu quả (KT, PP, KN, đánh giá).
  - Nên dành thời gian tối đa 20 phút cho việc sử dụng máy, tương ứng với từ 4 đến  6 slide 
  - Mỗi slide chỉ trình bày các tiêu đề (cở chữ 28 đến 40) nội dung trong Slide (cỡ chữ 26-30 pt), thí nghiệm, hình ảnh . . . trọng tâm nhất.
VI. NHỮNG CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG CNTT
1.CNTT chỉ là công cụ hổ trợ, muốn thành công thì vai trò dẫn dắt, phương pháp sư phạm của người thầy là rất quan trọng.
2. Không nên lạm dụng CNTT vào dạy học.
3. Phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy – học ở Nhà trường. Người GV cần phối hợp tốt các phương tiện dạy học để tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả quá trình dạy học.


VII. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TRÌNH DiỆN TRONG GiẢNG DẠY
1. Đơn giản và rừ ràng.
2. Không sao chép nguyên văn bài giảng hay báo cáo vào slide mà cần trình bày theo hướng tinh giản và biểu tượng hóa.
3. Hãy nhất quán trong thiết kế:
a.Không đổi màu trên mỗi Slide.
b.Lựa chọn kiểu trình bày cân đối / bất cân đối.
c.Dùng các font chữ, màu nền .... trong từng slide.
4. Cần đưa ra ý tưởng chính trong một slide.
5. Không sử dụng quá hai kiểu font chữ trong một slide, có thể dùng in nghiêng, đậm, gạch chân để nhấn mạnh.
6. Không tạo quá 5 dấu chấm đầu dòng cho một nội dung văn bản trong một slide.
7. Chọn đồ họa cẩn thận cho trình diễn (vì đây là con dao hai lưỡi).
8. Chọn kích cở font chữ phù hợp với môi trường trình diễn và tốt nhất là phải thử cẩn thận trước khi trình bày.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phúc
Dung lượng: 104,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)